Top 15 Thuốc Trị Mề Đay Cực Nhanh, Hiệu Quả Rõ Rệt Nhất 2024

Top 15 Thuốc Trị Mề Đay Cực Nhanh, Hiệu Quả Rõ Rệt Nhất

Tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ
Nguyễn Thị Tuyết Lan
Giám đốc Chuyên môn
Nhận tư vấn

Thuốc trị mề đay có rất nhiều loại khác nhau, tùy vào từng mức độ bệnh lý sẽ có các loại thuốc phù hợp với liều lượng tương ứng. Hiện nay, rất nhiều người quan tâm tìm hiểu về thuốc và đưa ra câu hỏi nên sử dụng những thuốc nào để có kết quả tốt nhất. Với vấn đề này, bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhất.

TOP 15 thuốc trị mề đay phát huy tác dụng tốt nhất

Thuốc trị mề đay từ lâu đã được y học nghiên cứu và bào chế nhiều loại khác nhau. Mỗi thuốc sẽ có những ưu điểm nổi bật riêng, việc tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin về thuốc giúp chúng ta sử dụng một cách hiệu quả và an toàn nhất. Hiện nay, trong đơn thuốc của bệnh nhân sẽ chủ yếu xuất hiện những loại sau:

Thuốc mề đay Hydroxyzine

Hydroxyzine là thuốc mề đay thuộc nhóm kháng Histamin, được dùng rất phổ biến trong các phác đồ điều trị. Với cơ chế tác động nhanh chóng tới hệ thần kinh cũng như cản trở hiệu quả các Histamin sản sinh, những triệu chứng của mề đay sẽ giảm đi rõ rệt.

Thành phần: Hydroxyzine Hydrochloride kháng Histamin.

Công dụng:

  • Ức chế quá trình cơ thể sản sinh ra các Histamin.
  • Giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ, loại bỏ các yếu tố gây hại cho làn da, da dịu đi rõ rệt. Làn da theo đó có thể nhanh chóng phục hồi sau tổn thương, người bệnh không còn cảm giác khó chịu, bức bối bởi mề đay.

Cách dùng: Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng Hydroxyzine theo thuốc tiêm hoặc uống. Trong đó, thuốc uống được sử dụng nhiều nhất.

  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 15 – 25mg, sau đó tăng dần lên liều lượng 50 – 100mg/ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: Uống 1 lần/ngày sau khi ăn, liều dùng 25mg.
  • Người già: Dùng tối đa 10mg/lần, mỗi ngày uống khoảng 3 lần.

Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể bị khô miệng, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt và buồn ngủ.

Chống chỉ định: Bệnh nhân đang có thai, cho con bú hoặc người bị dị ứng thành phần thuốc.

Giá bán tham khảo: 70.000 – 80.000đ/hộp 10 vỉ.

Thuốc trị mề đay Hydroxyzine
Thuốc trị mề đay Hydroxyzine

Diphenhydramine

Diphenhydramine là loại kháng sinh rất quen thuộc, cũng được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh mề đay. Thuốc trị mề đay cho trẻ em, người lớn, phát huy tác dụng nhanh chóng ngay khi đi vào cơ thể, cản trở quá trình sản sinh Histamin cũng như ức chế miễn dịch tự nhiên, qua đó các biểu hiện thường gặp của bệnh sẽ được đẩy lùi rất tốt.

Thành phần: Diphenhydramine cùng các hoạt chất allantoin, kẽm acetate,…

Công dụng:

  • Diphenhydramine điều trị bệnh mề đay, loại bỏ các triệu chứng nổi mẩn, ngứa, tổn thương da, da bị bong tróc.
  • Thuốc cũng cho tác dụng chấm dứt tình trạng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt.

Cách dùng: Thuốc Diphenhydramine được dùng theo cả dạng tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp và uống. Cụ thể cách dùng như sau:

  • Trẻ nhỏ: Với trẻ dưới 6 tuổi, mỗi lần uống từ 6.25 – 12.5mg, thời gian các bữa cách nhau 4 – 6h. Trẻ từ 6 – 12 tuổi uống 12.5 – 25mg mỗi lần. Với thuốc tiêm cần dùng theo chỉ định riêng của các bác sĩ.
  • Người trưởng thành: Uống từ 25 – 50mg mỗi lần, thuốc tiêm sử dụng từ 10 – 50mg/lần. Các đợt uống thuốc trong ngày cũng duy trì khoảng cách 4 – 6h.

Tác dụng phụ: Diphenhydramine khi dùng quá liều có thể gây ra buồn nôn, buồn ngủ, đau đầu, nặng hơn sẽ bị suy hô hấp.

Chống chỉ định: Diphenhydramine cũng không dùng cho bệnh nhân có thai hoặc cho con bú.

Giá bán tham khảo: 100.000đ/hộp.

Thuốc mề đay Epinephrine

Nên dùng thuốc trị mề đay nào để có hiệu quả tốt? Bệnh nhân có thể tham khảo Epinephrine. Đây là loại thuốc tiêm còn được gọi là Adrenalin, thuốc dùng cả cho các trường hợp bị sốc phản vệ, cấp cứu dị ứng hoặc bệnh tim mạch. Với những người bị nổi mề đay, đây là loại thuốc cho tác dụng cao.

Thành phần: Chất Epinephrine bitartrate.

Công dụng: Epinephrine bitartrate giúp bệnh nhân chấm dứt các triệu chứng thường gặp của nổi mề đay, dị ứng do côn trùng cắn hoặc do thực phẩm, tác động rõ rệt chỉ sau một vài liều dùng.

Cách dùng: Tiêm Epinephrine bitartrate vào bắp tay mỗi lần 0.3 – 0.5ml.

Giá bán tham khảo: 600.000đ/ hộp 10 ống thuốc.

Epinephrine là thuốc trị mề đay dạng tiêm
Epinephrine là thuốc trị mề đay dạng tiêm

Methylprednisolon trị mề đay

Khi bị mề đay, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng Methylprednisolon. Thuốc nằm trong nhóm Corticosteroid, giúp ức chế miễn dịch, hạn chế sự tấn công của các Histamin, làm giảm những biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu do mề đay gây ra. So với nhiều loại thuốc khác, hiệu quả của thuốc không hề kém cạnh.

Thành phần: Methylprednisolon và một số tá dược khác.

Công dụng:

  • Methylprednisolon dùng để loại bỏ ngứa ngáy, phát ban, ửng đỏ da do mề đay cũng như các bệnh lý da liễu khác.
  • Trong một số trường hợp, Methylprednisolon còn được ứng dụng vào phác đồ chữa trị bệnh hô hấp, huyết học.

Cách dùng: Methylprednisolon uống theo liều lượng sau:

  • Người lớn: 60 – 120mg/ngày, các bữa uống cần cách nhau 6h.
  • Trẻ nhỏ: Uống 3 lần trong ngày, mỗi lần 10 – 30mg.

Tác dụng phụ: Methylprednisolon có thể làm bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, mất ngủ.

Chống chỉ định: Methylprednisolon không dùng cho bệnh nhân bị dạ dày, bệnh về tiêu hóa, tâm thần và người dị ứng với thành phần thuốc.

Giá bán tham khảo: 130.000đ/hộp 3 vỉ.

Fexofenadine

Thuốc trị mề đay Fexofenadine hiện được nhiều bệnh nhân sử dụng và đều có những đánh giá khá tốt về tác dụng đẩy lùi các biểu hiện khó chịu trên da. Thuốc dùng cho nhiều bệnh viêm nhiễm dị ứng da khác nhau, có tác dụng rõ rệt, nhanh chóng và có thể dùng cho nhiều lứa tuổi.

Thành phần:  Fexofenadine, Titan Dioxyd, các tá dược khác,…

Công dụng:

  • Thuốc Fexofenadine có tác dụng làm giảm tình trạng mẩn ngứa, da ửng đỏ, bong tróc do mề đay  và một số thể dị ứng da khác gây ra.
  • Khắc phục các biểu hiện ngứa rát cổ họng, hắt hơi và nghẹt mũi liên tục.

Cách dùng:

  • Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Uống 60mg/lần và 2 lần trong ngày.
  • Trẻ từ 6 – 11 tuổi: Uống 30mg/lần, mỗi ngày 2 lần.

Tác dụng phụ: Khi dùng Fexofenadine có thể bị nôn, buồn nôn, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa.

Chống chỉ định: Fexofenadine không dùng cho bệnh nhân bị dị ứng với thành phần thuốc và trẻ dưới 6 tuổi.

Giá bán tham khảo: 190.000đ/hộp 10 vỉ.

Fexofenadine ngày càng được dùng phổ biến
Fexofenadine ngày càng được dùng phổ biến

Thuốc trị mề đay tốt nhất – Dexclorpheniramin

Nhắc đến các loại thuốc trị mề đay tốt nhất, không thể bỏ qua Dexclorpheniramin. Thuốc thuộc nhóm kháng Histamin, được nhiều bác sĩ khuyên dùng bởi hiệu quả chấm dứt các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban rất đáng kể. Thuốc sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn chỉ sau một vài liều.

Thành phần: Dexclorpheniramin maleate kháng Histamin.

Công dụng:

  • Điều trị ngứa ngáy, phát ban, nóng rát da hoặc da bị bong tróc nhẹ do bệnh mề đay.
  • Loại bỏ cơn ho, sổ mũi, hắt hơi và đau đầu nhanh chóng.

Cách dùng:

  • Trẻ trên 15 tuổi và người lớn uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 6mg.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi uống 2mg/lần, mỗi ngày 2 lần.
  • Trẻ từ 12 – 15 tuổi uống 3 lần/ngày, mỗi lần 2mg.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể làm bệnh nhân bị táo bón, buồn ngủ, khô miệng, một số ít có cơ địa dễ dị ứng có thể bị giảm tiểu cầu, khó thở.

Chống chỉ định: Dexclorpheniramin tránh dùng cho người đang cho con bú, có thai hoặc dị ứng thành phần thuốc.

Giá bán tham khảo: 170.000đ/hộp.

Dexamethasone thuộc nhóm Corticosteroid

Trong số nhóm thuốc Corticoid trị mề đay, Dexamethasone là cái tên khá nổi bật, được dùng chủ yếu cho những bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn nặng, các loại thuốc thông thường không cho hiệu quả tốt. Theo đó, loại thuốc này sẽ nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng, chấm dứt mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da, các yếu tố gây hại cho da đều bị cản trở.

Thành phần: Dexamethasone.

Công dụng: Dexamethasone cho tác dụng cản trở hoạt động của các yếu tố gây dị ứng và hệ miễn dịch tự nhiên, làm giảm cơn ngứa ngáy phát ban tức thì.

Cách dùng: Dexamethasone uống theo liều lượng 0.75 -0.9mg/lần, chia thành các bước nhỏ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Nếu lạm dụng Dexamethasone, bệnh nhân có thể bị buồn nôn, nôn, kích thích hoạt động của dạ dày.

Chống chỉ định: Không dùng cho người bị dị ứng với thành phần Dexamethasone.

Giá bán tham khảo: 150.000đ/hộp x 5 vỉ.

Nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng thuốc Dexamethasone
Nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng thuốc Dexamethasone

Prednisolon chống viêm

Để có kết quả điều trị tốt nhất, một số bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng Prednisolon. Thuốc cũng thuộc vào nhóm Corticosteroid, cho tác dụng với mề đay và nhiều bệnh lý da liễu khác hiện nay. Theo ghi nhận, hiệu quả của loại thuốc này khá cao, dược lực mạnh giúp chấm dứt triệt để các biểu hiện ngứa da, mẩn đỏ da, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Thành phần: Prednisolon, Lactose, Natri croscarmellose, Povidon.

Công dụng:

  • Thuốc Prednisolon trị bệnh mề đay, dị ứng thời tiết, vảy nến, dị ứng phấn hoa,… Da không còn sưng tấy, ửng đỏ và ngứa ngáy.
  • Thuốc cũng giúp điều trị bệnh viêm mạch, viêm khớp và cả thiếu máu.

Cách dùng:

  • Người trưởng thành: Prednisolon uống theo liều 60mg chia thành 2 – 4 lần/ngày.
  • Trẻ nhỏ: Uống tối đa 4 lần trong ngày, liều lượng từ 0.14 – 2mg/kg.

Tác dụng phụ: Bệnh nhân dùng Prednisolon quá liều có thể bị mất ngủ, chảy máu cam, cơ thể mệt mỏi hơn.

Chống chỉ định: Các bệnh nhân đang có thai, cho con bú, bị sốc nhiễm khuẩn da bởi các loại nấm hoặc dị ứng với các thành phần trong thuốc đều không được sử dụng.

Giá bán tham khảo: 49.000đ/hộp 10 vỉ.

Thuốc bôi trị mề đay Phenergan

Phenergan là một trong số những loại thuốc bôi trị mề đay rất nổi tiếng, được nhiều chuyên gia đánh giá cao và bệnh nhân cũng phản hồi hiệu quả rất tích cực. Thuốc nhanh chóng ức chế miễn dịch tự nhiên, cản trở các triệu chứng tiến triển nặng hơn, đồng thời phục hồi sức khỏe của làn da nhanh chóng.

Thành phần: Promethazine.

Công dụng:

  • Phenergan trị mề đay, giúp bệnh nhân không còn sưng phù da, ngứa ngáy, mẩn đỏ, bong tróc da.
  • Thuốc còn dùng được cho trường hợp bị dị ứng do côn trùng đốt, giúp an thần và giảm say tàu xe.

Cách dùng: Phenergan dùng cho các vùng da đang bị mẩn ngứa, thoa trực tiếp thuốc lên da mỗi ngày 3 – 4 lần.

Tác dụng phụ: Thoa Phenergan quá nhiều có thể gây bí da và dễ làm da bị bắt nắng hơn.

Giá bán tham khảo: 15.000đ/tuýp 10g.

Phenergan cho tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ngáy nhanh chóng
Phenergan cho tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ngáy nhanh chóng

Clorpheniramin kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin H1 Clorpheniramin dùng rất nhiều trong các đơn thuốc chữa trị mề đay, phát huy hết công dụng và giúp khắc phục nhanh chóng những tổn thương trên da do mề đay gây ra. Bệnh nhân sau một thời gian ngắn dùng thuốc sẽ thấy làn da dễ chịu hơn rất nhiều, da cũng được tái tạo hiệu quả rõ rệt.

Thành phần: Clorpheniramin maleat kháng H1.

Công dụng: Clorpheniramin trị mề đay và một số vấn đề dị ứng da khác.

Cách dùng: Thuốc trị mề đay Clorpheniramin dùng cho từng trường hợp như sau:

  • Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 – 4 lần.
  • Trẻ 6 – 12 tuổi: Uống 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần ½ viên.

Tác dụng phụ: Clorpheniramin khi dùng sai cách có thể gây khó thở, suy hô hấp nghiêm trọng, ở những trường hợp kích ứng nhẹ hơn sẽ có biểu hiện buồn ngủ, bí tiểu.

Chống chỉ định: Tránh dùng Clorpheniramin cho người có thai, cho con bú hoặc bệnh nhân viêm loét dạ dày, phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang, hen giai đoạn mãn tính và bị dị ứng thành phần của thuốc.

Giá bán tham khảo: 35.000 – 40.000đ/hộp 10 vỉ.

Loratadine

Thuốc trị mề đay Loratadine sẽ cho tác dụng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh khá nhanh chóng, dùng được cả cho trường hợp bệnh nhân cấp và mãn tính, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh quay trở lại. Hiện nay, thuốc đang được dùng rất phổ biến tại các cơ sở y tế.

Thành phần: Loratadine 10mg, ethanol 96%, maize starch, magnesi stearat, microcrystalline cellulose, bột talc.

Công dụng:

  • Loratadine triệt để loại bỏ các biểu hiện ngứa da, đỏ da, phát ban, sưng phù da.
  • Thuốc cũng dùng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng.

Cách sử dụng: Loratadine có cả dạng siro và viên uống, cách dùng như sau.

  • Người trưởng thành: Uống 10mg/ngày, dùng sau khi ăn.
  • Trẻ nhỏ từ 2 – 5 tuổi: Uống 5mg/ngày theo dạng siro.
  • Trẻ từ 6 tuổi trở lên: Uống 10mg/ngày theo dạng viên nén hoặc viên nang.

Tác dụng phụ: Loratadine khi uống quá liều sẽ dẫn tới khô mũi và miệng, đau đầu, hắt hơi.

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Loratadine cho đối tượng đang cho con bú, có thai hoặc những bệnh nhân bị dị ứng với Loratadine.

Giá bán tham khảo: 12.000đ/hộp 2 vỉ.

Loratadine được sử dụng phổ biến hiện nay
Loratadine được sử dụng phổ biến hiện nay

Kem bôi trị mề đay Hydrocortisone

Hydrocortisone 1% cũng là loại thuốc trị mề đay được dùng rất rộng rãi, có nhiều bệnh nhân cho biết thuốc đem tới hiệu quả nhanh, tác động rõ rệt lên làn da giúp mề đay thuyên giảm tốt. Kem khi sử dụng cũng không gây ra tình trạng vón cục, bết dính, chất kem thấm nhanh và không có mùi khó chịu. Do đó, bệnh nhân khi bị mề đay ở những vùng da không quá lớn có thể dùng loại thuốc này.

Thành phần: Hydrocortisone 1%, cetomacrogol, chlorocresol, paraffin lỏng, nước tinh khiết.

Công dụng:

  • Thuốc cho công dụng loại bỏ các cảm giác khó chịu trên da do bệnh mề đay và chống lại các phản ứng viêm.
  • Phục hồi làn da sau tổn thương tốt hơn.

Cách dùng: Thuốc Hydrocortisone 1% bôi ngoài da mỗi ngày 3 – 4 lần.

Tác dụng phụ: Hydrocortisone 1% không có tác dụng phụ nguy hiểm, làn da người bệnh sẽ chỉ bị khô hơn bình thường một chút.

Chống chỉ định: Khi làn da đang có các dấu hiệu lở loét, nhiễm trùng ngoài hoặc bị mẫn cảm bởi thành phần của Hydrocortisone 1%, tuyệt đối không sử dụng thuốc.

Giá bán tham khảo: 35.000đ/tuýp 15g.

Thuốc bôi ngoài da Eumovate

Thêm một loại thuốc bôi trị mề đay nữa cũng được nhiều chuyên gia ghi nhận có hiệu quả tốt, đó là Eumovate. Thuốc ngày càng được sử dụng rộng rãi, cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của mề đay, giúp làn da phục hồi tốt hơn, tăng cường khả năng chống đỡ trước các tác nhân gây kích ứng da.

Thành phần: Chất Clobetasone butyrate.

Công dụng:

  • Chấm dứt các biểu hiện ngứa da, mẩn đỏ, nổi sưng tấy da bởi bệnh mề đay.
  • Bên cạnh đó, thuốc cũng cho tác dụng điều trị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, vết ngứa bởi côn trùng đốt, hăm da.

Cách dùng: Thuốc trị mề đay Eumovate bôi ngoài da, mỗi ngày dùng 2 lần và liều duy trì khi bệnh đã giảm đi rõ rệt sẽ còn 1 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Eumovate có thể gây tình trạng đỏ da, teo da, bỏng rát hoặc rối loạn sắc tố nếu lạm dụng, dùng thuốc sai cách.

Chống chỉ định: Eumovate tránh dùng cho phụ nữ cho con bú hoặc có thai.

Giá bán tham khảo: 25.000đ/tuýp.

Certirizin

Certirizin là thuốc trị mề đay có cả dạng viên nén và dung dịch tiêm, được sử dụng cho người mắc bệnh mề đay và nhiều vấn đề dị ứng da liễu khác. Thuốc cho tác dụng mạnh, tác động nhanh chóng tới các vùng da tổn thương để tiến hành trị liệu và phục hồi. Bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi, tiến triển tích cực của làn da, những dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu đều sẽ giảm đi đáng kể.

Thành phần: Certirizin hydroclorid.

Công dụng: Thuốc Certirizin trị bệnh mề đay, áp dụng cho cả trường hợp mắc viêm kết mạc hoặc viêm mũi dị ứng.

Cách dùng: Trẻ trên 6 tuổi và người lớn uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5mg thuốc. Với dạng tiêm sẽ có chỉ định riêng từ các bác sĩ phụ trách chữa trị.

Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể bị đau đầu, buồn ngủ hoặc mất tập trung khi dùng thuốc.

Chống chỉ định: Tránh dùng Certirizin cho người có thai, cho con bú hoặc bệnh nhân suy thận.

Giá bán tham khảo: 60.000đ/hộp 10 vỉ.

Thuốc trị mề đay Certirizin
Thuốc trị mề đay Certirizin

Acrivastine kháng Histamin thế hệ 2

Hiện nay, trong đơn thuốc điều trị của một số bệnh nhân sẽ có thuốc  Acrivastine kháng Histamin thế hệ 2. Thuốc cho tác dụng cao trong việc điều trị mề đay, phát huy tối đa công dụng với cả một số bệnh lý khác. Duy trì dùng thuốc đúng với liệu trình của các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân đẩy lùi mề đay một cách hiệu quả nhất.

Thành phần: Acrivastine.

Công dụng: Acrivastine giúp điều trị bệnh mề đay, loại bỏ các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa da, bong tróc, giảm các vết sưng tấy bởi côn trùng đốt.

Cách dùng: Thuốc Acrivastine dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn, mỗi ngày uống 3 lần, liều lượng 8mg/lần.

Tác dụng phụ: Acrivastine khi uống quá liều có thể bị khó thở, tăng nhịp tim và chóng mặt.

Giá bán tham khảo: 450.000 – 500.000đ/hộp 5 vỉ.

Những điều bệnh nhân cần nhớ khi dùng thuốc trị mề đay

Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều loại thuốc trị mề đay khác nhau, đến từ nhiều thương hiệu sản xuất với những thành phần riêng biệt.Thuốc khi sử dụng sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng của mề đay, tuy nhiên cần chú ý tới những điều dưới đây:

  • Khi có nhu cầu dùng bất cứ loại thuốc chữa mề đay nào, bệnh nhân đều cần phải tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để chắc chắn rằng bản thân có thể sử dụng thuốc đó.
  • Các liệu trình thuốc được bác sĩ chỉ định phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, việc bệnh nhân uống thuốc ngắt quãng, tự giảm hay tăng liều, đổi loại thuốc đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho quá trình chữa trị, thậm chí làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh nhân không cùng lúc uống kết hợp thuốc Tây với thuốc Đông y hay các bài thuốc của dân gian. Việc tùy ý dùng chung các loại thuốc có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh.
  • Với các loại thuốc bôi ngoài da, bệnh nhân trước tiên nên vệ sinh da sạch sẽ, sau đó thấm khô và thoa thuốc nhẹ nhàng. Như vậy các thành phần thuốc có thể thẩm thấu vào làn da dễ dàng hơn.
  • Bệnh nhân khi dùng thuốc nếu thấy cơ thể có các biểu hiện lạ, bị nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, da phát ban nặng, ngứa ngáy hơn,… cần dừng thuốc và nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám kịp thời.
  • Tùy từng cơ địa, khả năng đáp ứng của mỗi người sẽ có được mức độ hiệu quả khác nhau khi sử dụng thuốc. Bệnh nhân do đó không nên quá sốt ruột uống tăng liều để nhanh thấy công dụng.
  • Ngoài dùng thuốc, việc vệ sinh thân thể hàng ngày cũng rất quan trọng, cần đảm bảo cơ thể được tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh những bộ đồ bó chặt, chất liệu vải thô cứng càng khiến da ngứa ngáy hơn.
  • Chú ý thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, tránh các món ăn dễ gây dị ứng cho da. Đặc biệt các chất kích thích, đồ uống có cồn cần phải loại bỏ. Đây là các yếu tố khiến mề đay chuyển nặng hơn, dễ làm giảm tác dụng của thuốc và khiến bệnh nhân mất thêm rất nhiều thời gian phục hồi.

Thuốc trị mề đay có những loại nào đều đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết này. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của các dòng thuốc uống cũng như bôi ngoài da, tuy nhiên bệnh nhân phải sử dụng đúng cách, đúng với chỉ dẫn của các bác sĩ phụ trách. Đồng thời, nên tái khám định kỳ để các bác sĩ có thể kịp thời nắm được quá trình tiến triển của bệnh, từ đó có những điều chỉnh phác đồ phù hợp với tình trạng bệnh thực tế.

Ngày cập nhật:10:19 sáng
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn