Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả nhanh – đơn giản
Hiện nay, ở trên thị trường có hơn 60% đông trùng hạ thảo là giả, có chất lượng kém và nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng nên không có tác dụng khi dùng và khiến nhiều người bị “mất tiền oan”. Để tránh việc bạn trở thành “nạn nhân” thì trong bài viết này, VietFarm sẽ hướng dẫn cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả nhanh – đơn giản nhất.
Thông tin chung về đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo được xem là một loại thảo dược quý, tốt cho sức khỏe và có thể phòng ngừa, hỗ trợ điều trị được khá nhiều bệnh lý liên quan đến tim, gan, thận, xương khớp,…. Do đó, ngày càng có nhiều người lựa chọn sử dụng với mong muốn cơ thể được khỏe mạnh, ít ốm đau bệnh tật.
Đông trùng hạ thảo (loại tự nhiên) xuất hiện chủ yếu ở những vùng núi cao trên 4000 mét (Tây Tạng, Nepal,…) với số lượng khá ít. Cho nên, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người, các nước có khoa học phát triển như Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc,… đã nuôi cấy thành công (loại nhân tạo) bằng cách ứng dụng các công nghệ tiên tiến.
Riêng tại thị trường Việt Nam, đông trùng hạ thảo có rất nhiều dạng khác nhau như tươi, khô, bột, đóng thành gói/hộp hoặc điều chế thành những sản phẩm như rượu, trà,…. Giúp việc mua bán trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, khách hàng cũng có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu và “túi tiền”.
Giá của đông trùng hạ thảo (loại tự nhiên) là 2 tỷ đồng/kg, có thể cao hơn tùy theo độ khan hiếm (mỗi năm chỉ khai thác được 70 kg). Trong khi đó, loại nhân tạo rẻ hơn mà vẫn đảm bảo có đầy đủ những thành phần cần thiết tốt cho sức khỏe của con người như 17 loại Acid Amin, khoáng chất, vitamin, hoạt chất Selen, Cordycepin, Adenosine, Cordiceptic Acid,….
Hướng dẫn cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật – giả
Chính vì những tác dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo mà ngày càng có nhiều nơi làm giả loại dược liệu này để chuộc lợi mà không quan tâm đến sức khỏe của khách hàng. Vì vậy, khi mua bạn cần phải tìm được địa chỉ uy tín để đặt niềm tin. Đồng thời, nắm được cách phân biệt thật – giả để tránh việc bản thân rơi vào tình huống “tiền mất tật mang”.
Dưới đây là một số cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật – giả phổ biến nhất:
Phân biệt thông qua khứu giác
- Thật: Khi ngửi cả hộp hoặc nhiều con cùng một lúc sẽ cảm nhận được mùi giống với nấm rơm, đậm mùi tanh đặc trưng của nấm hương. Không nên chỉ ngửi một vài con, bởi vì khi đó mùi rất nhẹ, không thể nhận biết được. Ngoài ra, khi mang đi đốt sẽ có mùi tanh nhẹ.
- Giả: Nồng mùi của nguyên liệu hóa học và khi đem đi đốt sẽ ngửi thấy mùi gắt, hơi khét.
Phân biệt thông qua vị giác
- Thật: Khi nhai trong miệng sẽ cảm nhận có mùi thơm khá giống với thịt gà và càng dai mùi thơm càng rõ rệt. Vị bùi ngậy và hơi tanh.
- Giả: Mùi nồng khó chịu giống như mùi của đất, khi nhai cảm thấy cứng và gần giống với bột đất sét. Đặc biệt, cực kì dễ dính răng khi nhai lâu.
Phân biệt bằng cách quan sát kĩ lưỡng
Đông trùng hạ thảo thật:
- Hình dáng: Bên ngoài trông giống con tằm. Phần thảo ở phía đầu có màu nâu đậm và có đường kính mỏng. Phần trùng ngay phía đuôi màu vàng nâu, màu cà phê, màu vàng sẫm,… và có vằn xung quanh; đường kính to.
- Phần thảo ở phía đầu: Gồm 3 màu. Ở giữa là màu vàng hoặc nâu cà phê. Ở đầu và cuối là nâu sẫm và đen nhẹ, đậm và tối hơn ở giữa. Đồng thời, giữa phần thảo và phần trùng gắn kết với nhau tự nhiên nên trùng khớp hoàn toàn, không có dấu vết kết nối nhân tạo. Phần thảo “chịu trách nhiệm” tạo ra mùi vị chính nên trong trường hợp bị gãy, đông trùng hạ thảo sẽ mất giá trị.
- Phần mắt: Mang màu nâu cánh gián có ánh đồng tại vị trí tiếp nối phần thảo và phần trùng.
- Chiều dài: Khoảng 5 đến 8 cm với phần trùng là 3 – 5 cm và phần thảo là 2 – 3 cm.
- Vằn khía: Khoảng 20 đến 30 vằn khía. Trung bình, 3 vằn khía sẽ tạo nên một nếp gấp, lần lượt xếp vòng quanh quanh thân. Tại vị trí phần trùng, các vằn khía to và cạn hơn phần thảo (nhỏ, sâu).
- Số chân: Phần trùng có 8 cặp chân với 3 cặp nhỏ ở gần phần thảo, 1 cặp ngay cuối phần đuôi và 4 cặp đều nhau nằm đối xứng ở giữa.
- Mắt cắt (phần lưng): Nếu là loại tự nhiên thì khi cắt ngang sẽ nhìn thấy phần lõi màu trắng và không có xơ, ở giữa có thêm màu đen giống hình chữ V (tuyến tiêu hóa của thảo dược).
- Màu sắc: Gồm 3 màu cơ bản là vàng đồng, nâu sẫm, vàng nâu. Thông thường, giữa những con đông trùng hạ thảo sẽ có sắc độ không khác nhau nhưng sẽ có vị trí phân bổ các màu sắc không giống nhau.
Đông trùng hạ thảo giả:
- Phần mắt: Ngay khu vực tiếp giáp giữa phần thảo & phần trùng có màu đen sậm.
- Vằn khía: Những nếp gấp của vằn khía bằng phẳng do được tạo ra một cách gượng ép bằng khuôn.
- Số chân: Ít hoặc nhiều hơn, không vừa đúng 8 cặp chân.
- Màu sắc: Giữa những con đông trùng hạ thảo đều có màu sắc giống nhau, rất nâu hoặc cực kì vàng, không có sự chênh lệch hoặc khác biệt.
Đo trọng lượng ở trên tay
- Thật: Khi cầm trên tay lắc sẽ cảm giác được rất nhẹ, giống như cỏ khô do đã được sấy trước khi xuất bán để có thể bảo quản được trong thời gian dài mà vẫn giữ nguyên được thành phần và tác dụng.
- Giả: Khá nặng do bên trong có thể bị nhét thêm các lõi chì để làm tăng khối lượng.
Kinh nghiệm để mua được đông trùng hạ thảo thật
Muốn mua được đông trùng hạ thảo thật không phải là việc khó khăn. Với cách phân biệt vừa chia sẻ ở trên thì trên 70% bạn đã có thể lựa chọn được đúng loại tốt để bản thân và gia đình sử dụng chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa & hỗ trợ điều trị các bệnh lý hiệu quả.
Bên cạnh đó, VietFarm còn muốn chia sẻ thêm một số kinh nghiệm để tỉ lệ mua được đúng hàng thật lên đến trên 99%, giúp bạn yên tâm hơn khi dung nạp vào cơ thể và không phải tốn tiền vô ích. Cụ thể như sau:
- Chỉ mua đông trùng hạ thảo ở những cơ sở, đơn vị kinh doanh có đầy đủ giấy phép hoạt động, có thương hiệu uy tín và sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng.
- Khi mua sản phẩm, phải yêu cầu bên bán cung cấp các giấy chứng nhận chứng minh nguồn gốc xuất xứ của thảo dược (được cấp bởi những cơ quan chức năng có thẩm quyền).
- Yêu cầu phiếu kiểm nghiệm rõ ràng những hoạt chất có bên trong “nấm” đang bán ra thị trường. Trong trường hợp này là mặt hàng đang cung cấp cho bạn.
- Đối với một số địa chỉ lớn, có thể chuẩn bị cả mẫu so sánh giữa thật và giả để bạn đối chiếu, kiểm tra.
Hi vọng với cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả được đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn có thể dễ dàng mua được chính xác “thảo dược” thật và tránh được tối đa việc sử dụng phải “nấm” giả. Điều này giúp việc “đầu tư” không bị phí và bản thân, gia đình luôn có một sức khỏe thật tốt, ổn định.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!