Ho Gà: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Cách Chữa, Ngăn Ngừa

Ho Gà: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Cách Chữa, Ngăn Ngừa

Ho gà do vi khuẩn Bordetella Pertussis gây ra. Khi mắc phải, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, rối loạn tâm thần,… nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng (tử vong) nên tuyệt đối không được chủ quan khi có triệu chứng bệnh.

Ho gà là gì?

Ho gà là một bệnh lý liên quan tới đường hô hấp và được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm. Bệnh dễ lây từ người này sang người khác khi có điều kiện thuận lợi như giao tiếp trực tiếp, trước đó tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người mắc bệnh,….

ho gà
Ho gà là một bệnh lý liên quan tới đường hô hấp và được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm, xảy ra phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chưa thực hiện tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa đủ số mũi cần thiết (3 mũi). Mức độ bệnh sẽ có thể nhẹ hoặc nặng, nhưng nếu không điều trị dứt điểm sớm sẽ làm tăng nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh khi khởi phát ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe với các cơn ho dữ dội. Khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, khó thở và mỗi khi ho xong sẽ cần phải hít thở sâu nên vô tình tạo ra những âm thanh giống như tiếng rít dài. Làm cho công việc bị cản trở, buổi tối ngủ không ngon và sâu sắc dẫn đến ngày hôm sau uể oải và không có năng lượng, tinh thần để làm việc.

Triệu chứng của bệnh ho gà

Ở giai đoạn đầu, cơ thể người bệnh sẽ không có các biểu hiện bất thường do đang ủ bệnh bên trong. Từ ngày thứ 5 – 10 trở đi sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như đang bị cảm lạnh, kèm theo đó là tình trạng ho húng hắng, chảy nước mũi, sốt, hắt hơi,… một cách bất thường.

Theo bác sĩ chuyên khoa thì bệnh kéo dài càng lâu mức độ sẽ càng nghiêm trọng. Đặc biệt là những cơn ho ban đầu còn ít với tần suất thưa thớt, nhưng đến khi đã kịch phát thì sẽ rất mãnh liệt, nhất là vào ban đêm và có thể kéo dài khoảng 30 đến 60 ngày hoặc lâu hơn.

Riêng ở trẻ nhỏ, những cơn ho xuất hiện liên tục và không kìm hãm lại được. Sau đó thì thở rít khá giống với tiếng gà gáy. Trong một số trường hợp còn chảy ra không ít đờm dãi và nôn. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng.

Việc ho nhiều khiến cho trẻ thở yếu đi, thậm chí là có lúc tưởng chừng như ngừng thở bởi thiếu oxy, mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt và nước mũi, mặt tím tái,… gây ra tình trạng mệt mỏi bơ phờ. Ngoài ra, trẻ còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như mạch đập nhanh, mi mắt nặng, cảm thấy ran phế quản, loét hãm lưỡi,…..

Khi được điều trị kịp thời, sức khỏe sẽ cải thiện dần, các cơn ho xuất hiện ít đi và những triệu chứng đang gặp phải cũng được đầy lùi. Đây được gọi là giai đoạn hồi phục, cần khoảng 2 đến 3 tuần để cơ thể trở về trạng thái ổn định. Tuy nhiên, cần cẩn thận đề phòng tái phát trở lại nếu không muốn có nguy cơ bị bệnh viêm phổi.

Nguyên nhân gây ho gà

Nguyên nhân gây ho gà là do vi khuẩn Bordetella Pertussis tấn công vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Cụ thể hơn là khi trò chuyện đã tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị nhiễm vi khuẩn hoặc sờ, chạm vào những đồ vật đã bị dính dịch tiết từ đường hô hấp ở người mắc bệnh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ là chưa tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh hoặc không/chưa tiêm đủ số lượng mũi được yêu cầu. Do đó, theo số liệu thống kê thì tỉ lệ thanh thiếu niên, người lớn bị ho gà luôn luôn thấp hơn nhiều so với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

ho gà
Nguyên nhân gây ho gà là do vi khuẩn Bordetella Pertussis tấn công vào cơ thể thông qua đường hô hấp của con người

Biến chứng của bệnh ho gà

Đối với người lớn, bệnh ít gây biến chứng do trước đó đã được tiêm phòng vắc xin ngừa ho gà. Nếu có sẽ chủ yếu đến từ những cơn ho mãnh liệt với tần suất nhiều trong một thời gian dài khiến cho người bệnh dễ bị sụt cân, gãy xương sườn, viêm phổi, bất tỉnh, sa trực tràng, lồng ruột,….

Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thì biến chứng có thể gặp phải sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều lần. Trong một số trường hợp, nếu không can thiệp y tế kịp thời và đúng cách còn có thể gây tử vong. Bởi khi chưa tiêm phòng, nếu mắc bệnh sẽ rất dễ chuyển biến nặng trong thời gian ngắn.

Mặt khác, triệu chứng khi mới khởi phát bệnh dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Do đó, phụ huynh sẽ có tâm lí chủ quan và muốn tự điều trị tại nhà bằng cách dùng thuốc tây hoặc áp dụng những mẹo dân gian, khiến cho bệnh trở nên trầm trọng và gây ra mất nước, viêm não, viêm phổi, khó thở, xuất huyết kết mạc, rối loạn tâm thần,….

Cách chữa bệnh ho gà

Nếu là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và bị bệnh ở mức độ nhẹ thì bác sĩ có thể cho chữa trị tại nhà với sự hỗ trợ, giám sát từ nhân viên y tế trong khu vực. Đồng thời, phải đảm bảo thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, không cho bệnh lan rộng ra cộng đồng bằng các cách sau:

  • Tạm dừng cho trẻ đến trường học hoặc vui chơi ngoài phạm vi trong nhà.
  • Khăn sau khi sử dụng cho trẻ không nên giặt lại, mà nên thay thế bằng khăn mới.
  • Yêu cầu trẻ thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại bỏ những vi khuẩn gây hại bám bên trên.
  • Khi trẻ ho hoặc hắt xì hơi, nên dùng khăn giấy để che miệng và mũi. Điều này sẽ giúp hạn chế lây lan mầm bệnh cho người khác.
  • Những thành viên khác trong gia đình cũng cần tự cách ly, hạn chế tiếp xúc với người ngoài và nếu chưa tiêm vắc xin phòng ngừa nên tiêm càng sớm càng tốt.

Trong quá trình, nếu xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như ho dai dẳng kéo dài và liên tục, suy hô hấp,… thì cần lập tức đưa đến bệnh viện để được cấp xử lí, cấp cứu. Lúc này, trẻ có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho, thuốc an thần, thuốc giảm đau,….

ho gà
Trẻ bị ho gà khi nhập viện sẽ có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho,… để cải thiện bệnh hiệu quả

Song song đó là thực hiện những biện pháp hỗ trợ như hút bỏ dịch nhầy ở bên trong cổ họng. Trong trường hợp cần thiết sẽ có thể thực hiện mở khí quản, đặt nội khí quản,… thông qua đường mũi họng để bảo vệ, duy trì tính mạng của trẻ.

Ngoài ra, cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, nên cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa; dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thường xuyên cỗ vũ, động viên tinh thần để trẻ cảm thấy vui vẻ, lạc quan và thoải mái – giúp bệnh nhanh khỏi hơn; bổ sung các dưỡng chất cần thiết để trẻ không bị mệt hoặc đói khi bệnh.

Cách ngăn ngừa bệnh ho gà

Tiêm phòng vắc xin là cách tốt nhát để ngăn ngừa bệnh. Hiện tại, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm những loại vắc xin kết hợp có bao gồm vắc xin ho gà như 5 trong 1 Pentaxim/ComBE Five, 3 trong 1 Adecel, 6 trong 1 Infanrix Hexa/Hexaxim, 4 trong 1 Tetraxim.

Trong đó, vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 được tiêm khi trẻ bước tháng thứ 2 sau khi sinh với phác đồ là mũi 1 (2 tháng tuổi), mũi 2 (3 tháng tuổi), mũi 3 (4 tháng tuổi) và mũi 4 (sau khi tiêm mũi 3 khoảng 1 năm). Đối với vắc xin 4 trong 1 (5 mũi tiêm) thì mũi 1, 2 và 3 sẽ tiêm khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi, mũi 4 là 1 năm sau mũi 3 và mũi 5 là 4 năm sau mũi 4 (khi trẻ đã được 4 đến 6 tuổi).

Riêng vắc xin 3 trong 1 chỉ tiêm được cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn bằng hoặc dưới 64 tuổi với duy nhất 1 mũi tiêm và cứ 10 năm sẽ tiêm nhắc 1 lần. Đặc biệt, phụ nữ mang thai tiêm vắc xin còn có thể giúp em bé có được kháng thể ngay từ lúc còn ở trong bụng mẹ.

Bài viết tổng hợp những thông tin liên quan đến ho gà, bao gồm nguyên nhân, biến chứng, cách chữa và phòng ngừa. Hi vọng sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích, dù không thể thay thế cho ý kiến và chỉ định từ bác sĩ nhưng ít nhất sẽ giúp được cho bạn trong các trường hợp cần thiết, giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn.

BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày đăng 1:25 - 13/04/2023 - Cập nhật lúc:04:56 chiều
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn