Bệnh Ho: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách Điều Trị

Bệnh Ho: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách Điều Trị

Bệnh ho khởi phát bởi nhiều nguyên nhân như viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, hút nhiều thuốc lá,…. Dấu hiệu nhận biết thường là ho ngắt quãng hoặc liên tục trong nhiều ngày cùng một số triệu chứng khác kèm theo. Người bệnh cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh các biến chứng làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Bệnh ho là gì?

Bệnh ho là một bệnh lý phổ biến, có liên quan đến hệ hô hấp. Bệnh có thể khởi phát ở mọi đối tượng, bao gồm trẻ nhỏ, người trưởng thành và người cao tuổi. Đồng thời, không phân biệt giới tính, nghĩa là cả nam và nữ đều có tỉ lệ mắc bệnh tương đương nhau.

bệnh ho
Bệnh ho là một bệnh lý phổ biến, có liên quan đến hệ hô hấp và có thể khởi phát ở mọi đối tượng, bao gồm nữ giới trưởng thành

Bệnh được chia làm 3 loại là ho cấp tính, bán cấp tính và mãn tính với thời gian khỏi bệnh khác nhau. Sau đó, chia thành những dạng bệnh do riêng biệt như ho khan, ho đờm, ho lao, ho thanh khí phế quản, ho tắc tiếng, ho ra máu, ho gà,….

  • Ho khan: Ho kéo dài, nhưng không khạc ra chất nhầy/đờm. Thường đi kèm với sưng họng và mất tiếng. Khi bị ho, khả năng cao là người bệnh đã bị cảm lạnh, viêm phổi, hen phế quản,…. Nếu chuyển biến nặng có thể sẽ gây ra biến chứng viêm họng, viêm tai, ung thư vòm họng,….
  • Ho đờm: Khi ho, đờm (chất nhầy, bạch cầu mủ,…) được cơ thể đẩy khỏi hệ hô hấp, cảnh báo những bệnh lý liên quan như viêm mũi, hen phế quản, viêm họng, viêm phổi,…. Tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe ở thời điểm khởi khát nhưng kéo dài lâu không điều trị sẽ tăng % mắc bệnh lao, bệnh phổi,….
  • Ho lao: Đối tượng có khả năng mắc bệnh cao nhất là người bị tiểu đường, ung thư, tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh lao,…. Khi phát hiện, cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để tránh chuyển biến nặng gây ho ra máu, u nấm phổi, tràn khí hoặc tràn dịch màn phổi, lây lan đến những cơ quan khác (hệ thần kinh, xương,…) làm ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Ho thanh khí phế quản: Bệnh là triệu chứng điển hình của viêm thanh khí phế quản. Thường không xảy ra đơn lẻ mà sẽ đi kèm với khàn giọng, chảy nước mũi, sốt, cổ họng đau rát,….
  • Ho ra máu: Khi ho sẽ khạc ra máu đỏ tươi, có bọt. Khả năng cao đã bị mắc một trong những bệnh lý như lao, ung thư phổi, áp xe phổi,…. Thời gian đầu rất ít nhưng dần về sau tăng lên và xuất hiện thêm một số triệu chứng nghiêm trọng khác như chán ăn, tức ngực, khó thở, mệt mỏi,….
  • Ho tắc tiếng: Ho đến khàn tiếng và mất giọng. Nguyên nhân có thể đến từ việc dị ứng với môi trường ô nhiễm, nhiễm virus hoặc dị ứng thời tiết khiến bản thân bị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh,…. Ngoài ra, có thể liên quan tới đường hô hấp (hen phế quản, viêm họng, hen suyễn,…).
  • Ho gà: Đặc điểm đặc trưng là ho rũ rượi, thở rít giống như tiếng gà gáy. Khiến cho người luôn cảm thấy mệt mỏi và sau những cơn ho sẽ xuất hiện thêm tình trạng môi tím, mặt đỏ hoặc mắt sưng,…. Nếu để lâu ngày sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ví dụ như viêm phế quản, viêm phế nang, viêm màng não hoặc tràn khí màn phổi,….

Bệnh có thể xảy ra ở mọi thời điểm, nhất là vào ban đêm. Tần suất ho có thể ngắt quãng hoặc liên tục, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, đặc biệt là chất lượng giấc ngủ – khiến người bệnh và những thành viên trong gia đình không thể ngủ ngon và sâu giấc.

Nguyên nhân gây bệnh ho

Ho cấp tính (kéo dài 2 – 3 tuần) và bán cấp tính (3 – 8 tuần) có thể là triệu chứng của bệnh cúm, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, cảm lạnh thông thường hoặc sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng).

  • Bệnh cúm: Xảy ra khi bị nhiễm vi-rút với các triệu chứng đặc trưng là nghẹt mũi, ho khan, đau đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi lạnh, chảy nước mũi,….
  • Viêm thanh quản: Do lạm dụng giọng nói, hút thuốc, tiếp xúc với chất gây dị ứng/chất kích thích, nhiễm vi-rút, trào ngược axit,… khiến cho thanh quản bị viêm, sưng. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu như khàn tiếng, ho dai dẳng, đau họng, hắng giọng thường xuyên, sốt nhẹ,….
  • Viêm phế quản: Những triệu chứng thường gặp nhất là ho, khó thở hoặc thở khò khè, đau đầu, xoang bị tắc nghẽn, nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ, đau họng, tức ngực,…. Bệnh thường kéo dài vài tuần hoặc vài tháng để chờ những ống phế quản được chữa lành hoàn toàn bằng các biện pháp phù hợp.
  • Viêm phổi: Vi-rút, vi khuẩn, nấm,… là những lí do khiến 1 hoặc 2 bên phổi bị tổn thương và viêm. Khiến cho những túi khí nhỏ ở bên trong phổi đầy mủ, dịch và gây ra những triệu chứng như đau ngực, khó thở, ho có đờm/máu, tim đập nhanh, ăn không ngon, buồn nôn, mệt mỏi,….
  • Sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng): Khởi phát khi cơ thể xảy ra phản ứng dị ứng đối với những chất có trong không khí như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú cưng,…. Gây nghẹt mũi, ngứa họng và ho, chảy nước mắt/mũi, đau đầu, đau mặt, mất mùi và vị, đổ mồ hôi, mệt mỏi, khó chịu,….
bệnh ho
Viêm phổi gây ra những triệu chứng như đau ngực, khó thở, ho có đờm/máu, tim đập nhanh, ăn không ngon, buồn nôn, mệt mỏi,…

Ho mãn tính (kéo dài trên 8 tuần) thì có thể xuất phát từ việc hút nhiều thuốc lá, tác dụng phụ của thuốc, bệnh lao, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư phổi, nhiễm nấm phổi, suy tim, hoặc sau khi dùng sản phẩm nhỏ mũi, chất nhầy chảy xuống dưới cổ họng bằng đường phía sau mũi.

  • Bệnh lao: Là bệnh truyền nhiễm, gây ảnh hưởng nặng đến phổi, trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Dấu hiệu nhận biết (cảnh báo sớm) là ho dai dẳng trên 3 tuần, chán ăn, sưng ở cổ, đau ngực, mệt mỏi, đổ mồ hôi đêm,….
  • Hen suyễn: Liên quan tới tình trạng viêm, thu hẹp ở bên trong phổi, khiến cho quá trình cung cấp oxy cho cơ thể bị hạn chế. Người sống chung cùng bệnh sẽ thường xuyên bị ho khan, tức ngực, khó thở hoặc thở khò khè,….
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Khởi phát khi van ngăn các chất chứa ở trong dạ dày trào ngược hướng lên thực quản bị yếu hoặc mở ra ở thời điểm chưa cần thiết. Khi không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng như viêm/barrett/hẹp thực quản hoặc các vấn đề có liên quan đến hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, nghẹt ngực, viêm thanh quản, khàn giọng,… và gây ra ho.
  • Ung thư phổi: Triệu chứng của bệnh là khó thở, ho kéo dài, đau đầu, đau ngực, sưng hạch bạch huyết, thở khò khè, khàn giọng, đau xương,…. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, đúng cách sẽ làm cho những tế bào khỏe mạnh ở trong cơ thể phát triển nhanh nhưng lại không có giai đoạn chết đi như quy luật tự nhiên, làm hình thành những khối u, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Suy tim: Gồm các triệu chứng như ho khan, khó thở, mệt mỏi, tăng cân không rõ nguyên nhân, nhịp tim nhanh, đầy bụng, buồn nôn, đánh trống ngực,…. Mức độ nhẹ hoặc nặng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe, cũng có thể đến rồi biến mất hoặc ngày càng tồi tệ, nghiêm trọng hơn. Giải pháp an toàn nhất là phải can thiệp đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho là xuất hiện những cơn ho đứt đoạn hoặc dai dẳng trong một thời gian dài không thuyên giảm và càng ngày càng có xu hướng ho nhiều hơn. Kèm theo một số triệu chứng khác như nghẹt mũi, đau họng, ợ chua, chảy nước mũi, khàn tiếng, thở khò khè, ho có đờm,….

bệnh ho
Ngoài các cơn ho đứt đoạn hoặc dai dẳng trong một thời gian dài thì còn có thể nhận biết bệnh thông qua dấu hiệu đau họng

Từ tuần thứ 1 – 3 trở đi nếu không cải thiện, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bởi rất có thể đây là triệu chứng khởi đầu của các bệnh lý như suy tim, hen suyễn, ung thư phổi, bệnh lao, viêm phổi, viêm phế quản,….

Ngoài ra, cũng nên tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để có thể tìm kiếm lời khuyên cho bản thân khi xuất hiện thêm các vấn đề như đau ngực, khó thở, sụt cân không rõ lí do, sưng/có cục u tại vùng cổ, khó nuốt, ho ra máu, sốt kéo dài, thay đổi âm thanh giọng nói vĩnh viễn, ho dữ dội,….

Chuẩn đoán bệnh ho

Dựa vào những triệu chứng lâm sàng và những câu hỏi liên quan, bác sĩ có thể xác định được sơ bộ. Nếu là bệnh cúm hoặc bị cảm lạnh thông thường sẽ cho người bệnh về nhà nghỉ ngơi, bổ sung nhiều nước cho cơ thể để bệnh tự khỏi. Phần lớn sẽ hết sau 7 đến 14 ngày và sức khỏe cũng ổn định trở lại.

Trường hợp ho từ vài tuần trở nên, bác sĩ có thể nghi ngờ người bệnh đã bị nhiễm vi-rút, cần phải được chăm sóc y tế. Lúc này, sẽ yêu cầu thực hiện những xét nghiệm chuẩn đoán như lấy mẫu đờm gửi tới phòng thí nghiệm với mục đích là phân tích, xác định nguyên nhân; chụp X-quang;….

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được yêu cầu làm xét nghiệm đo phế dung – thở vào, thở ra bằng thiết bị chuyên dụng (ống gắn liền với máy) để đánh giá được đường thở có hoặc không bị tắc nghẽn. Thường áp dụng khi nghi bị bệnh hen suyễn, khí phế thũng.

Cách điều trị bệnh ho

Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh ho mà sẽ lựa chọn cách điều trị phù hợp. Đối với người lớn, việc này sẽ có phần dễ dàng hơn. Nhưng nếu là trẻ nhỏ thì cần phải thật cẩn thận để vừa đảm bảo được hiệu quả, đẩy lùi được các triệu chứng nhanh và an toàn, vừa tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

Đối với những trường hợp ho do vi-rút thì sẽ không điều trị bằng những loại thuốc kháng sinh. Thay vào đó, người bệnh có thể thực hiện những biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà như sau:

  • Uống nhiều nước để giúp cơ thể luôn được giữ đủ nước. Theo các chuyên gia, chất lỏng có thể làm loãng chất nhầy ở trong cổ họng, đặc biệt là chất lỏng ấm như trà, nước chanh,….
  • Dùng 1 muỗng mật ong/ngày để ngậm và nuốt trực tiếp. Cách này có thể làm dịu được cơn ho sau một thời gian ngắn cho đối tượng từ 1 tuổi trở lên. Tuyệt đối không sử dụng cho trẻ sơ sinh, bởi mật ong có thể có vi khuẩn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe do sức đề kháng còn non nớt, chưa khỏe mạnh.
  • Nâng đầu cao hơn bình thường khi ngủ.
  • Ngậm thuốc ho, kẹo ho,… để làm dịu tức thì những cơn ho khan không có chất nhầy hoặc đờm. Giúp cổ họng trở nên dễ chịu và thoải mái hơn.
  • Làm ẩm không khí thông qua việc tắm bằng hơi nước, dùng máy tạo ẩm ở dạng phun sương tiện dụng, mát mẻ.
  • Sử dụng nước muối ấm để súc miệng mỗi ngày. Mục đích là loại bỏ chất nhầy bên trong và giúp cổ họng được làm dịu tự nhiên, không còn cảm thấy khó chịu và giảm dần những cơn ho.
bệnh ho
Dùng mật ong 1 muỗng/ngày có thể làm dịu được cơn ho chỉ sau một khoảng thời gian ngắn cho đối tượng từ 1 tuổi trở lên

Trường hợp ho cấp tính gây ra nhiều khó chịu và làm cản trở giấc ngủ nhưng lại không liên quan tới những triệu chứng nghiêm trọng có thể dùng thuốc ho không cần kê đơn như thuốc giảm ho, siro ho,… mua tại những nhà thuốc được cấp phép. Chỉ cần nói rõ tình trạng, dược sĩ sẽ hỗ trợ người bệnh cải thiện sức khỏe.

Nếu bị ho do nhiễm trùng, sẽ được bác sĩ chỉ định dùng những loại thuốc kháng vi-rút/kháng sinh. Trường hợp ho do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra sẽ được kê đơn cho sử dụng thuốc ức chế bơm proton để làm giảm lượng axit ở trong dạ dày.

Những loại thuốc thường được bác sĩ cho người bệnh dùng bao gồm:

  • Thuốc long đờm: Acodin, Passedyl, Terpi,… có tác dụng là làm loãng đờm và tăng tiết dịch, tống hoàn toàn đờm khỏi cơ thể, bảo vệ niêm mạc, loại bỏ chất kích thích,….
  • Thuốc tiêu đờm: Ambroxol, Bromhexin, Erdosteine, Acetylcysterin,… là những loại thuốc có thể làm giảm được đặc quánh ở đờm và loại bỏ được đờm ra ngoài cơ thể thông qua những phản xạ tự nhiên. Tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình dùng là phát ban, chóng mặt, buồn nôn,….
  • Thuốc giảm ho: Neocodion, Codepect,  Rhumenol,… có chứa codein nên thường được kê khi người bệnh ho không có đờm. Ngoài ra, chỉ phù hợp với người lớn, những trường hợp khác không tương thích.
  • Thuốc kháng viêm: Ibupprofene, Diclophenac,… được chỉ định dùng khi ho kéo dài và có ít/nhiều đờm. Chỉ cần uống với liều lượng, tần suất hợp lí sẽ giúp giảm đau, sưng viêm ở cổ họng.
  • Thuốc kháng sinh: Roxithromycin, Penicillin, Amoxicillin,… có thể tiểu diệt, hạn chế được những vi khuẩn gây ra bệnh ho và giảm các cơn ho một cách hiệu quả, an toàn, nhanh chóng.

Ngoài ra, có thể tham khảo những bài thuốc Đông Y được bốc bởi các thầy thuốc có tâm để loại bỏ căn nguyên gây bệnh ở bên trong. Từ đó, giảm dần được các triệu chứng, phục hồi lại sức khỏe và hạn chế tối đa khả năng tái phát trở lại chỉ sau một thời gian kiên trì sử dụng.

Những bài thuốc Đông Y có các thành phần đều là thảo dược thiên nhiên nên thường an toàn, không có tác dụng phụ. Về phần hiệu quả, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng cần phải kiên trì bởi cơ thể sẽ cần thời gian hấp thụ các hoạt chất rồi mới phát huy công dụng.

Dưới đây là một số bài thuốc tiêu biểu:

  • Bài thuốc 1: Rửa sạch 12 gram trần bì, 12 gram mạch môn, 12 gram liên kiều, 16 gram tía tô, 16 gram tang diệp, 12 gram kim ngân hoa, 12 gram xương bồ, 16 gram thiên môn và 16 gram cỏ mực rồi phơi khô. Sau đó cho vào sắc với 500ml nước ở lửa nhỏ trong khoảng 30 phút, đến khi cạn còn khoảng 1/2 thì tắt bếp, lọc lấy nước và chia thành 2 phần bằng nhau uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Loại bỏ đất cát, bụi bẩn trong các dược liệu vỏ quế (8 gram), bạch cự (10 gram), tục huyền (12 gram), độc diệp thảo (12 gram), mã kế (16 gram), đương quy (16 gram), xương bồ (16 gram), thiên niên kiện (10 gram), ngũ mai tử (10 gram), cam thảo (12 gram), xà hưu thảo (12 gram), khương giới (16 gram), giao đằng (16 gram) và cát cánh (16 gram) bằng cách rửa sạch. Cho tất cả vào ấm sắc cùng 1 lít nước trong khoảng 45 – 60 phút rồi kiểm tra, nếu cạn còn 1/3 thì tắt bếp, lọc lấy nước và bỏ phần bả, chia làm 2 phần để uống vào 2 buổi trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Đem 5 gram gừng tuơi, 10 gram cam thảo, 10 gram thủy ngọc, 12 gram độc diệp thảo, 16 gram giả tô, 16 gram sâm bố chính, 10 gram xà hưu thảo, 10 gram đại táo, 10 gram bạch phi, 12 gram trần bì, 16 gram ngải diệp và 16 gram đương quy đi rửa sạch. Tiếp tục cho vào ấm cùng với 800ml nước và sắc đến khi còn lại khoảng 2 chén nước thuốc. Chia thành phần 3 phần và uống khi còn ấm nóng để đạt được hiệu quả cao nhất.
bệnh ho
Uống thuốc Đông Y cho hiệu quả điều trị không nhanh bằng thuốc tây nhưng có thể giải quyết được căn nguyên gây bệnh từ bên trong

Cách phòng ngừa bệnh ho

Bệnh ho có thể phòng ngừa bằng một số cách, mặc dù không phải khi áp dụng đều sẽ không mắc bệnh 100%, nhưng bù lại có thể hạn chế đến mức tối đa. Nhờ đó mà sức khỏe được bảo vệ tốt hơn, ít gặp những vấn đề không mong muốn. Cụ thể như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí. Ưu tiên ăn nhiều trái cây, rau xanh hoặc thực phẩm chứa nhiều chất xơ, flavonoid,… và uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày (tối thiểu 2 lít).
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân (khăn, quần áo,…) với người khác.
  • Cai thuốc lá bởi thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ho mãn tính. Thời gian đầu sẽ hơi khó chịu, nhưng về sau sẽ quen dần. Hơn hết là tốt cho sức khỏe tổng thể và phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác.
  • Sinh hoạt điều độ, dành thời gian nghỉ ngơi và không làm việc quá sức. Đồng thời chú ý cải thiện chất lượng của giấc ngủ để có tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt, tăng cường được hệ miễn dịch giúp bảo vệ được những cơ quan bên trong trước sự tấn công của vi-rút.
  • Không tiếp xúc những nguồn bệnh truyền nhiễm. Trường hợp cần giao tiếp nên đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe của bản thân, nhưng cần hành xử tinh tế tránh để người bệnh cảm thấy tủi thân hoặc khó xử, ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai.

Hi vọng với những thông tin về bệnh ho được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tất cả chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên hoặc chỉ định của bác sĩ. Khi mắc bệnh, nên đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra toàn diện để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất.

BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày cập nhật:04:58 chiều
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn