Huyết Áp Tăng Về Đêm: Cách Chẩn Đoán, Xử Lý và Điều Trị

Huyết Áp Tăng Về Đêm: Cách Chẩn Đoán, Xử Lý và Điều Trị

Huyết áp tăng về đêm xảy ra ở một số đối tượng nhất định với nguyên nhân gây ra đa dạng. Tình trạng này không có triệu chứng đặc trưng để nhận biết nên cần thông qua các cách chuẩn đoán để xác định. Khi chắc chắn đã mắc phải cần tiến hành điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Huyết áp tăng về đêm là gì? Có nguy hiểm không?

Huyết áp tăng về đêm là một trong những dấu hiệu bất thường ở cơ thể, cảnh báo sức khỏe tim mạch đang gặp vấn đề cần được quan tâm để tránh làm khởi phát những bệnh lý khác nhau. Có thể xác định được khi huyết áp trung bình vào buổi tối bằng hoặc trên 120/70 mmHg.

huyết áp tăng về đêm
Có thể xác định được huyết áp tăng về đêm khi chỉ số huyết áp trung bình vào buổi tối bằng hoặc trên 120/70 mmHg

Ở người bình thường, huyết áp cuối buổi chiều và trong buổi tối sẽ giảm, thấp nhất sẽ ở thời điểm đang ngủ say. Ngược lại, trước khi thức dậy khoảng vài giờ và trong ngày, huyết áp sẽ tăng và đạt đỉnh vào buổi trưa. Do đó, nếu chỉ số huyết áp khi đo không theo nguyên lí này trong thời gian dài thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra sức khỏe.

Tăng huyết áp về đêm không ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống, nhưng hậu quả mà tình trạng này để lại lại rất nghiêm trọng. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng liên quan đến tim mạch, nặng hơn là tử vong.

Theo Hiệp hội Tim mạch của Mỹ thì thông qua những nghiên cứu có thể thấy rằng khả năng cao sẽ bị thiếu máu cơ tim hoặc đột quỵ ở trong tương lai nếu tình trạng còn kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Ngoài ra, số liệu thống kê của Tạp chí Circulation cũng cho thấy, người có chỉ số huyết áp tâm thu cao hơn bình thường ở thời điểm ban đêm trên 20mmHg sẽ tăng khả năng bị suy tim thêm 25% và đột quỵ là 18%.

Nguyên nhân gây huyết áp tăng về đêm

Một phần huyết áp sẽ được hệ thần kinh tự động điều hòa. Cho nên, mô hình bình thường luôn là huyết áp thấp hơn ở ban đêm, cao hơn ở ban ngày. Nếu một trong hai trái ngược lại như cao vào ban đêm/sáng sớm thì đồng nghĩa là có bất thường và có thể bạn đang gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Tình trạng bất thường này có thể liên quan đến một hoặc nhiều tình trạng/bệnh lý sau:

  • Hội chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Gặp bất thường ở hệ thống thần kinh (già suy yếu, mất ngủ, sau đột quỵ hoặc rối loạn nhận thức)
  • Bệnh cao huyết áp vẫn chưa được kiểm soát
  • Những vấn đề liên quan đến tuyến giáp
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, thói quen ăn nhiều muối trong các bữa ăn hằng ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp về đêm. Bởi gây ra áp lực thải ra natri niệu, khiến huyết áp tăng vào mọi thời điểm trong ngày để có thể tăng cường được quá trình bài tiết natri đi ra khỏi thận.

huyết áp tăng về đêm
Thói quen ăn nhiều muối trong các bữa ăn hằng ngày là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến huyết áp tăng về đêm

Ngoài ra, còn có thể xuất phát từ việc cơ thể tăng nhạy cảm đối muối, mà nguyên do chủ yếu là đến từ sự suy giảm các chức năng thận hoặc cường giao cảm & sự hoạt hóa của RAA. Những quá trình này sẽ ngày càng tiến triển theo tuổi tác, bệnh đái tháo đường, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, thừa cân béo phì,….

Huyết áp cao hơn mức bình thường vào ban đêm cũng có thể là triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh cao huyết áp gây ra bởi hậu quả của quá trình tăng hoạt động của hệ giao cảm. Đồng thời, có liên quan tới các biến cố tim mạch (suy tim, đột quỵ,…) hoặc tổn thưởng ở những cơ quan khác trong cơ thể (bệnh suy thận, động mạch ngoại biên,…) bởi vì không phát hiện ra trong một khoảng thời gian dài.

Bên cạnh đó, cũng có thể là một trong những giai đoạn tiến triển ở bệnh tăng huyết áp. Khi ngủ, tư thế nằm khiến cho hồi lưu các tĩnh mạch tăng, khiến tiền tải đến thất trái cũng tăng, kéo theo sức căng ở thành thất trái cũng tăng theo (dựa vào định luật Laplace).

Mặt khác, thể tích tuần hoàn sẽ tăng thêm khi dịch mô kẻ di chuyển đi từ mô mềm ở phần thấp cơ thể, khiến cho tiền tải tăng. Khi thể tích ở nội mạch tăng, kết hợp với tăng huyết áp sẽ làm cho những chức năng của thận bị xấu đi, bởi lúc này cầu thận bị gia tăng áp lực & tăng lọc.

Một số yếu tố có thể tác động tới huyết áp bất thường:

  • Hút thuốc lá
  • Stress
  • Làm việc ca đêm
  • Rối loạn lo âu
  • Đang dùng thuốc chữa huyết áp nhưng lại có thời gian tác dụng nhỏ hơn 24h

Cách chuẩn đoán huyết áp tăng về đêm

Cách chuẩn đoán huyết áp tăng về đêm được áp dụng nhiều nhất là theo dõi các chỉ số huyết áp liên tục với số lần đo tối thiểu là 6. Quy luật thay đổi huyết áp ở trong vòng 24 giờ là tuân theo mô hình giảm vào đêm (trũng) và tăng vào sáng sớm (đỉnh điểm).

huyết áp tăng về đêm
Cách chuẩn đoán chính xác và được áp dụng nhiều nhất là theo dõi các chỉ số huyết áp liên tục với số lần đo tối thiểu là 6

Trong các hướng dẫn của Mỹ, ngưỡng chuẩn đoán huyết áp ban đêm bình thường sẽ có mức trung bình ≥ 110/65 mmHg. Còn ở Châu Âu, sẽ có sự chênh lệch và khác biệt một chút với ngưỡng là 120/70 mmHg.

Về phần giao động huyết áp sẽ được định nghĩa là tỉ lệ % huyết áp xuống thấp trong đêm. Hiện tại có 4 mức là giảm nhiều hơn 20% (được gọi là trũng sâu), giảm 10 đến 20% là trũng, giảm 0 – 10% là mất trũng và giảm nhỏ hơn 0% là tăng hoặc đảo ngược.

Phương pháp điều trị huyết áp tăng về đêm hiệu quả

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm được nhóm thuốc tối ưu để dùng trong điều trị tăng huyết áp về đêm. Cho nên, lựa chọn ưu tiên vẫn là các loại thuốc có tác dụng hạ thấp huyết áp hoặc hỗ trợ để huyết áp trở lại trạng thái ổn định.

Nghĩa là sau khi dùng thuốc, huyết áp có thể ở mức trũng hoặc trũng sâu. Nhưng việc chuyển đổi huyết áp sang mức trũng sâu gây ra khá nhiều tranh cãi, bởi liên quan tới việc giảm oxy máu & tưới máu mạch vành nên có thể gây ra những biến cố ở não và tim mạch, nhất là ở người già.

Mục tiêu trong các điều trị thường hướng đến chỉ só huyết áp buổi tối nhỏ hơn 110/65 mmHg sau khi đã kiểm soát được huyết áp ban ngày không vượt mức 130 mmHg.

Mặt khác, xác định được mối liên quan giữa cao huyết áp về đêm với tăng hoạt động ở hệ thần kinh tự động, hệ renin-angiotensin cùng thể tích tuần hoàn và một số yếu tố đi kèm. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Mất ngủ: Dùng malatonin để giấc ngủ được điều hòa.
  • Bệnh mạch máu tiến triển: Sử dụng thuốc chẹn kênh canxi. Ngoài ra, có thể kết hợp chung với thuốc ức chế renin-angiotensin.
  • Quá tải thể tích: Dùng thuốc lợi tiểu, ARNI, ức chế SGLT2 hoặc kháng Aldosteron. Đồng thời, hạn chế sử dụng muối trong các món ăn dung nạp vào cơ thể.
  • Tăng hoạt động của hệ giao cảm: Dùng thuốc ức chế beata/alpha kết hợp với cắt dây thần kinh của thận, nhất là ở người có triệu chứng ngưng thở lúc ngủ.
huyết áp tăng về đêm
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chẹn kênh canxi, malatonin, lợi tiểu, ARNI, ức chế SGLT2,… để điều trị huyết áp tăng về đêm

Bên cạnh đó, trong và sau quá trình điều trị nên tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày để có sức khỏe tốt, tránh tăng cân béo phì, duy trì được cân nặng lí tưởng. Điều này cũng giúp điều chỉnh lại các chỉ số huyết áp, giảm áp lực lên tim,…. Gợi ý là có thể đi bộ, bơi lội, tập yoga, chạy bộ, đạp xe.

Đồng thời, điều chỉnh lại tư thế ngủ, tốt nhất là nằm nghiêng về phía bên trái, bởi có thể giảm được áp lực lên những mạch máu đi đến tim. Hoặc nằm sấp cũng là một lựa chọn tuyệt vời, có thể giảm tối đa 15 mmHg so với khi nằm ngửa.

Bài viết chia sẻ tất cả thông tin liên quan đến huyết áp tăng về đêm, bao gồm nguyên nhân, cách chuẩn đoán, phương pháp điều trị,…. Hi vọng sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích, giúp bạn chăm sóc và bảo vệ tốt cho sức khỏe bản thân và gia đình.

BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày đăng 1:27 - 13/04/2023 - Cập nhật lúc:04:50 chiều
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn