Huyết Áp Là Gì? Cách Phòng Tránh và Duy Trì Bình Thường

Huyết Áp Là Gì? Cách Phòng Tránh và Duy Trì Bình Thường

Huyết áp có thể quyết định cơ thể khỏe mạnh hoặc suy yếu. Khi tăng hoặc giảm bất thường trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể đối mặt với nhiều vấn đề từ đơn giản đến nghiêm trọng như hoa mắt, chóng mặt, suy tim, suy thận,… nặng hơn là có thể gây tử vong bởi các biến chứng nguy hiểm.

Huyết áp là gì?

Huyết áp là một áp lực cần thiết để tác động lên các các thành của những động mạch, giúp đưa máu ở tim tới nuôi dưỡng những mô ở trong cơ thể. Được tạo ra bởi cơ tim co bóp tạo nên lực cùng sức cản ở những thành động mạch.

Ở người bình thường, huyết áp vào ban đêm sẽ thấp hơn ban ngày. Theo các nghiên cứu thì 8 đến 10 giờ sáng là khoảng thời gian tăng cao nhất và 1 đến 3 giờ sáng – khi con người đang ngủ say sẽ hạ xuống ở mức cực thấp.

Ngoài ra, cũng có thể tăng cao khi hoạt động, vận động thể lực căng thẳng hoặc gắng sức; đối mặt, trải qua những xúc động mạnh; sử dụng thuốc làm co mạch hoặc tác động đến lực co bóp của cơ tim; nhiệt độ lạnh gây co mạch; ăn mặn;….

Ngược lại, hạ xuống khi được thư giãn và nghỉ ngơi; nhiệt độ nóng làm cho cơ thể đổ nhiều mồ hôi hoặc mất nước; sử dụng thuốc giãn mạch;…..

huyết áp
Ở người bình thường, huyết áp vào ban đêm sẽ thấp hơn ban ngày

Đơn vị đo là mmHg – milimet thủy ngân và được xác định thông qua 2 chỉ số – huyết áp tâm trương (áp lực của máu lên trên các thành động mạch mỗi khi cơ tim thả lỏng/tim giãn ra), huyết áp tâm thu (áp lực của máu lên trên các động mạch khi tim co).

  • Huyết áp tâm trương: Là mức huyết áp tối thiểu/thấp nhất ở trong mạch máu giữa những lần tim co bóp. Biểu thị cho chỉ số phía dưới hoặc chỉ số nhỏ hơn trong các kết quả sau khi đo huyết áp. Dao động trung bình khoảng 50 – 90 mmHg.
  • Huyết áp tâm thu: Là mức huyết áp tối đa/cao nhất ở trong mạch máu. Biểu thị cho chỉ số phía trên hoặc chỉ số lớn hơn ở trong các kết quả khi thực hiện đo huyết áp. Không cố định và thường thay đổi phụ thuộc vào tuổi tác, dao động khoảng 90 – 140 mmHg.

Huyết áp bình thường khi huyết áp tâm trương thấp hơn 85 mmHg (60 – 84 mmHg), huyết áp tâm thu không cao hơn 130 mmHg (90 – 129 mmHg).

Ở người trưởng thành, huyết áp tối ưu sẽ đồng nghĩa với huyết áp tâm trường không lớn hơn 80 mmHg, huyết áp tâm thu phải dưới 120 mmHg. Hay nói cách khác là có huyết áp không vượt qua mức 120/80 mmHg. Nhưng theo WHO thì trạng thái mà tim mạch có lợi nhất phải là huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, huyết áp tâm thu không hơn 105 mmHg.

Một người được xem là tăng huyết áp khi huyết áp tâm trương vượt hơn 90 mmHg hoặc/và huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg. Nếu kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian thì đây sẽ nguyên nhân gây ra bệnh suy thận, suy tim, tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim, lâu dần sẽ bị liệt, tàn phế, mất sức lao động, nặng hơn là ảnh hưởng đến tín mạng.

  • Tăng huyết áp cấp độ 1: Chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 đến 99 mmHg, huyết áp tâm thu là 140 đến 159 mmHg.
  • Tăng huyết áp cấp độ 2: Chỉ số huyết áp tâm trương từ 100 đến 109 mmHg, huyết áp tâm thu là 160 đến 179 mmHg.
  • Tăng huyết áp cấp độ 3: Chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 110 mmHg, huyết áp tâm thu cao hơn hoặc bằng 180 mmHg.

Song song đó, huyết áp thấp sẽ được xác định khi có huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg hoặc/và huyết áp tâm thu thấp hơn mức 90 mmHg. Dẫn đến việc máu không thể cung cấp đủ để những cơ quan ở trong cơ thể hoạt động, đặc biệt là các cơ quan nằm tại vị trí cao hoặc xa (não,…), làm xuất hiện tình trạng buồn nôn, hoa mắt hoặc chóng mặt.

Khi không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như chức năng của hệ thống thần kinh dần bị suy giảm và cơ thể không thể tự điều chỉnh cung cấp dinh dinh dưỡng cho những cơ quan đảm nhận chức năng duy trì sự sống, khiến cho tim, thận hoặc não gặp phải những tổn thương nghiêm trọng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Huyết áp chịu ảnh hưởng từ hai nhóm yếu tố là bên ngoài & bên trong cơ thể. Mỗi nhóm lại gồm những tác nhân nhỏ như sức bóp của tim, tư thế ngồi, lượng máu, thói quen sinh hoạt, sức cản của các động mạch, chế độ ăn uống,….

Yếu tố ở bên ngoài cơ thể

Thói quen sinh hoạt: Hay thức khuya, sinh hoạt không được điều đồ, ít vận động hoặc tập luyện thể dục thể thao, làm việc stress và căng thẳng,… sẽ khiến cho huyết áp không đạt được trạng thái ổn định và xuất hiện những vấn đề bất thường.

Tư thế đứng hoặc ngồi: Một số nghiên cứu khoa học chứng minh các tư thế đứng hoặc ngồi có thể khiến cho huyết áp trung bình ở mỗi người bị ảnh hưởng. Đặc biệt là khi ngồi không đúng tư thế sẽ khiến cho máu lưu thông đến cơ quan ở trong cơ thể khó khăn và gặp nhiều trở ngại nên huyết áp sẽ thường xuyên không ổn định.

Chế độ ăn uống: Yếu tố này vừa ảnh hưởng tới huyết áp, vừa tác động đến những bệnh lý khác nhau. Ví dụ như ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá, thường xuyên uống cà phê hoặc rượu bia, ăn mặn,… sẽ làm tăng huyết áp hoặc gây ra tình trạng xơ cứng thành mạch.

huyết áp
Thức khuya có thể làm cho huyết áp không đạt được trạng thái ổn định và xuất hiện những vấn đề bất thường

Yếu tố ở bên trong cơ thể

Sức bóp của tim: Ảnh hưởng cực kì lớn đến huyết áp. Khi tim đập càng chậm, áp lực máu tới những thành động mạch sẽ càng thấp, khiến cho huyết áp bị hạ xuống thấp và gây ra các vấn đề. Ngược lại, tim đập càng nhanh, áp lực màu tới các thành động mạch sẽ càng lớn và gây tăng huyết áp khó kiểm soát.

Lượng máu ở trong cơ thể: Nếu không đủ nhiều để có thể tạo được áp lực lên trên các thành mạch sẽ làm tăng nguy cơ bị huyết áp thấp. Hoặc nếu cơ thể mất quá nhiều máu làm cho máu cung cấp đến những cơ quan khác nhau trong cơ thể không đủ sẽ lập tức gây ra tình trạng giảm huyết áp.

Sức cản của các động mạch: Nếu bị xơ vữa những động mạch hoặc các thành mạch rơi vào trạng thái kém đàn hồi thì quá trình máu lưu thông ở trong cơ thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Đồng nghĩa với sức cản của các động mạch càng lớn sẽ càng làm tăng khả năng bị cao huyết áp. Ngược lại, động mạch nếu co giãn tốt thì máu sẽ lưu thông thuận lợi và dễ dàng hơn nên huyết áp sẽ luôn ổn định, không thay đổi bất thường.

Cách phòng tránh và duy trì huyết áp bình thường

Muốn phòng tránh và duy trì huyết áp bình thường cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra huyết áp, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Điều này giúp ngăn chặn, hạn chế được những tác nhân khiến huyết áp tăng giảm đột ngột và bất thường. Góp phần giúp sức khoẻ luôn ổn định, không gặp phải những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tim mạch.

Thường xuyên theo dõi và kiểm tra huyết áp: Đây là một việc rất quan trọng, có thể kiểm soát tốt chỉ số huyết áp ở bản thân và những thành viên ở trong gia đình. Nếu bận rộn và không có thời gian để đến gặp bác sĩ hoặc muốn tiết kiệm thì có thể trang bị máy đo tại nhà để có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi.

huyết áp
Dùng máy đo có thể theo dõi và kiểm tra được các chỉ số huyết áp ngay tại nhà

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học:

  • Bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm có nhiều vitamin, canxi, kali như rau xanh, cá, sữa, đậu, trứng,…. Hạn chế ăn những món mặn, khi chế biến nên nêm nếm vừa ăn sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể sẽ đảm bảo được lượng oxy và máu để nuôi các cơ quan. Thúc đẩy được khả năng hoạt động cơ bản của các thành mạch và cơ tim.
  • Tuyệt đối không được “bỏ rơi” cơ thể, bởi nếu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết thì cơ thể sẽ kiệt quệ, gây ra tình trạng là thiếu máu và làm tăng nguy cơ bị huyết áp thấp.
  • Giữ cho tinh thần được thoải mái, thư thái và vui vẻ. Hạn chế làm việc quá sức, nên dành ra thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Tránh để bản thân bị áp lực hoặc lo âu kéo dài, bởi có thể khiến huyết áp rơi vào trạng thái không ổn định.
  • Dành thời gian tối thiểu là 30 phút/ngày để tập luyện thể dục thể thao, có thể là đi bộ, chạy bộ, nhảy dây hoặc những bài tập nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cơ thể tăng được sức đề kháng.
  • Điều chỉnh lại những tư thế đứng hoặc ngồi chính xác để có thể đảm bảo được máu lưu thông đến các cơ quan ở trong cơ thể trơn tru, thuận lợi và dễ dàng.

Bài viết chia sẻ tất cả các thông tin liên quan đến huyết áp, bao gồm những yếu tố ảnh hưởng, cách phòng tránh và duy trì. Việc giữ cho huyết áp luôn ổn định là một trong những điều cơ bản để có được sức khỏe tốt và hạn chế được nhiều bệnh lý có liên quan đến tim mạch nên bạn cần đặc biệt quan tâm và không nên chủ quan khi có những thay đổi bất thường.

BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày đăng 1:27 - 13/04/2023 - Cập nhật lúc:04:53 chiều
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn