Bé Khó Ngủ Đêm Phải Làm Sao, Khắc Phục Thế Nào?

Bé Khó Ngủ Đêm Phải Làm Sao, Khắc Phục Thế Nào?

Theo các chuyên gia, giấc ngủ trong những năm đầu đời rất quan trọng, chúng không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất mà còn tác động tới trí tuệ của trẻ sau này. Chưa kể, việc trẻ khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ, quấy khóc thường xuyên cũng làm xáo trộn nhịp sống và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy bé khó ngủ đêm phải làm sao, khắc phục thế nào cho hiệu quả? Nếu cha mẹ đang gặp phải tình huống này, có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi. 

Tổng quan về giấc ngủ của trẻ

Một giấc ngủ ngon và trọn vẹn không chỉ quan trọng với trẻ sơ sinh mà còn với tất cả chúng ta, bởi đây là thời gian để bộ não phát triển. Quá trình phát triển ở trẻ sơ sinh được diễn ra khi bé ngủ thông qua hormon tăng trưởng. Được biết, có tới 80% tế bào não được tạo ra trong 3 năm đầu đời. 

Giấc ngủ trong những năm tháng đầu đời rất quan trọng với trẻ
Giấc ngủ trong những năm tháng đầu đời rất quan trọng với trẻ

Việc sản sinh tế bào này có liên quan trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ cũng như thời gian ngủ ở trẻ. Ngoài giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, giấc ngủ còn đóng vai trò trong việc phát triển trí tuệ. Vì những thông tin mà trẻ tiếp nhận trong ngày sẽ được não bộ xử lý trong khi bé ngủ. 

Mặc dù giấc ngủ rất quan trọng với trẻ nhỏ, tuy nhiên không phải trẻ sơ sinh nào cũng có những giấc ngủ ngon từ khi mới sinh. Thực tế có rất nhiều bé gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình, quấy khóc,… Nếu kéo dài, lâu dần tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, học tập của trẻ. Thậm chí chúng còn gây rối loạn cảm xúc, khiến các bé bị rối loạn hành vi, nhận thức khi lớn lên. 

Chính vì thế, trừ những trường hợp “bất đắc dĩ”, cha mẹ nên quan tâm tới giấc ngủ của trẻ, tạo điều kiện để trẻ được ngủ đủ giấc. Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh trung bình cần ngủ đủ 18 – 20 giờ mỗi ngày. Từng trẻ sẽ có thời gian ngủ mỗi giấc khác nhau, có thể từ 30 – 180 phút hoặc có thể từ 5 – 10 giời. Trường hợp cha mẹ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi con, hãy đọc thêm sách hoặc tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm. 

Đọc thêm: Trẻ em bị mất ngủ phải làm sao? Các mẹo chữa mất ngủ hiệu quả, an toàn

Nguyên nhân khiến bé khó ngủ về đêm

Trước khi giải đáp vấn đề bé khó ngủ đêm phải làm sao, chúng ta cần biết chính xác nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ về đêm là gì. Việc nắm được chính xác nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả hơn. Trường hợp các bé bị khó ngủ về đêm có thể do những nguyên nhân sau:

  • Tâm lý của bé bị ảnh hưởng

Tình trạng bé bị giật mình, quấy khóc vào ban đêm có thể do ban ngày bé gặp một số chuyện gây tổn thương tới tâm lý. Từ đó khiến thần kinh bị căng thẳng do hồi hộp, bất an, lo sợ dẫn tới hiện tượng khó đi vào giấc ngủ. Ở trường hợp này, các bé vẫn có thể ngủ nhưng hay bị giật mình, quấy khóc. 

  • Không gian phòng ngủ không thoải mái

Trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, nhất là không gian phòng ngủ. Không gian không quen thuộc, không đảm bảo sự thoáng mát, ánh điện quá sáng, chăn màn không sạch sẽ, nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp đều có ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. 

Không gian phòng ngủ không thoải mái có thể khiến trẻ quấy khóc
Không gian phòng ngủ không thoải mái có thể khiến trẻ quấy khóc

Theo đó, cha mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng từ 23 – 26 độ, để bé không bị quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời nên đắp cho con một chiếc chăn mỏng, tránh trường hợp bé bị cảm lạnh. Chăn, ga giường, gối của bé cũng cần được thay và giặt sạch sẽ để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu,… Mặt khác cũng hạn chế nguy cơ khiến trẻ bị ngứa ngáy, mẩn đỏ do dị ứng, kích ứng làm trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc.

  • Trẻ bị thiếu dinh dưỡng

Trẻ nhỏ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mới có thể đáp ứng tốt các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu mẹ không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho bé, chế độ ăn uống nghèo nàn sẽ khiến bé chậm phát triển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ của bé. Vậy nên, mẹ cần bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm có chứa magie, sắt, kẽm, canxi, vitamin D,… Những dưỡng chất nêu trên không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. 

  • Trẻ vui đùa, cười nhiều vào ban ngày

Ngoài những chuyện sợ hãi, việc cười đùa, hoạt động quá nhiều vào ban ngày cũng khiến trẻ dễ bị giật mình, quấy khóc về đêm. Bởi khi hệ thần kinh được kích thích quá mức sẽ để lại dư âm tương tự khi chìm vào giấc ngủ. Vì thế, cha mẹ nên để ý tới con cái, ban ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ không nên để trẻ nô đùa quá mức. 

  • Bé bị đầy hơi, trào ngược dạ dày

Một số mẹ bỉm thường có thói quen cho trẻ ăn no để trẻ ngủ sâu giấc, không đòi bú vào ban đêm. Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn quá no vào ban đêm có thể dẫn tới tình trạng đầy hơi, trào ngược dạ dày, khiến bé khó ngủ. 

Bé bị đầy hơi, trào ngược dạ dày
Bé bị đầy hơi, trào ngược dạ dày

Thậm chí có những trường hợp do bé vừa ti vừa ngủ quên nhưng sữa vẫn cứ tiết ra làm bé bị sặc sữa. Chính tình trạng này khiến bé cảm thấy khó chịu, dễ tỉnh giấc và quấy khóc, khó trở lại giấc ngủ.

ƯU ĐÃI KHỦNG: Mua 2 tặng 1 HOẶC giảm ngay 10% - 25% (thay đổi tùy theo các mã sản phẩm khác nhau). Chương trình áp dụng duy nhất dịp sinh nhật Đông Trùng Hạ Thảo Vietfarm 5 Tuổi, săn ngay kẻo lỡ.
  • Do giờ sinh học trong cơ thể

Trẻ nhỏ và người lớn có thói quen sinh hoạt khác nhau, tuy nhiên đều cần đảm bảo ngủ đúng và đủ giấc cho mỗi ngày. Trường hợp trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày và không có sự can thiệp từ bố mẹ thì rất ngủ bị mất ngủ vào ban đêm. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ trở thành thói quen và khiến việc dỗ dành trẻ đi ngủ lại rất khó khăn. 

  • Do bé đang trong giai đoạn tuần khủng hoảng

Cho những bạn chưa biết, tuần khủng hoảng là giai đoạn các bé có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý. Hay nói cách khác là bé bắt đầu học được những kỹ năng mới nhưng chưa kịp thời thích nghi cũng như xử lý sao cho phù hợp. 

Việc chưa biết cách xử lý, vận hành diễn ra làm sao khiến tâm trạng của bé trở nên dễ cáu kỉnh. Thông thường, trong 20 tháng đầu đời cứ 1 em bé sẽ trải qua khoảng 10 tuần khủng hoảng. Tuần khủng hoảng này chính là lúc bé biết lẫy, biết bò, biết nói, biết đi,… kèm theo đó là tình trạng cáu gắt, trằn trọc, khó ngủ, ngủ hay tỉnh giấc, nhạy cảm với tiếng động,…

  • Bé gặp vấn đề về sức khỏe

Rất nhiều bé bị trằn trọc, khó ngủ do bị đau nhức đầu, dị ứng, mọc răng, suy nhược cơ thể, ốm sốt,… Cộng thêm hệ miễn dịch ở trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc phải các bệnh lây nhiễm, đặc biệt là cảm cúm. Khi trẻ bị ốm, sốt sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, mất ngủ. Hoặc trẻ rất buồn ngủ nhưng không thể ngủ được vì nghẹt mũi, khó thở nên càng dễ cáu gắt, khóc lóc nhiều hơn. 

Thời điểm mọc răng cũng là lúc bé dễ quấy khóc, sốt, mất ngủ
Thời điểm mọc răng cũng là lúc bé dễ quấy khóc, sốt, mất ngủ

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, tình trạng trẻ khó ngủ, mất ngủ, hay quấy khóc giữa đêm còn có thể do những yếu tố sau đây:

  • Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày nên đêm tới thường không có cảm giác buồn ngủ. 
  • Do tã, bỉm của trẻ bị ướt hoặc giường, chiếu, quần áo không sạch sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Trẻ bú ít, bú không đủ no nên bị đói, từ đó dẫn tới tình trạng ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm đòi bú mẹ. 
  • Bé quen được bế ẵm hoặc đưa võng khi ngủ, nếu không được bế, nằm nôi thì khó ngủ, dễ quấy khóc. 
  • Trẻ hay gặp ác mộng, dễ dàng bật dậy nói chuyện, khua chân tay khi vẫn còn ngủ. Rối loạn giấc ngủ dạng mộng du khiến trẻ hay vặn mình, thức giấc, dễ sợ hãi,… 
  • Béo phì cũng là nguyên nhân khiến đường thở của bé gặp khó khăn khi ngủ. Do phải thở bằng miệng nên rất khó đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc, quấy khóc vào ban đêm. 
  • Trẻ bắt đầu mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bé dễ quấy khóc về đêm. 

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ sơ sinh? Triệu Chứng, Cách Chữa An Toàn

Bé khó ngủ đêm phải làm sao?

Ngủ là một hoạt động tự nhiên, thuộc về bản năng, tuy nhiên nếu bé không thể ngủ được hoặc ngủ không sâu giấc thì cần tới sự giúp đỡ từ cha mẹ. Vậy bé khó ngủ đêm phải làm sao? 

Chúng ta đều biết việc chăm sóc trẻ nhỏ là một công việc cực kỳ vất vả. Trẻ khó ngủ nhiều ngày, quấy khóc thường xuyên sẽ khiến cha mẹ kiệt sức. Mỗi bé đều có nhu cầu riêng về giấc ngủ nên rất khó để so sánh với nhau. Theo đó, cha mẹ cần biết tính cách, thể trạng, giai đoạn phát triển và thói quen của trẻ để có những biện pháp cải thiện giấc ngủ phù hợp với bé. Chẳng hạn như:

  • Quan sát dấu hiệu muốn ngủ của trẻ như kéo tai, ngáp, mắt lim dim, chớp liên tục, cong người, quấy khóc,… thì nên nhanh chóng tắt đèn và các thiết bị khác và ru con ngủ một cách nhẹ nhàng. 
  • Cha mẹ cần tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, không nên bế, lắc hay dùng bình sữa, núm vú giả để ru cho bé ngủ. Mặc dù các phương pháp này đều cho tác dụng hiệu quả nhưng việc trẻ quá phụ thuộc vào việc đưa vào giấc ngủ thay vì tự ngủ có thể khiến trẻ bị lệ thuộc. Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ, hay quấy khóc, mẹ hãy theo dõi để bé tự học cách trấn an bản thân, sau đó mới nói chuyện nhẹ nhàng, vỗ về trẻ ngủ. 
  • Trước giờ đi ngủ, mẹ không nên cho các bé ăn quá no hoặc vận động quá nhiều. 
  • Cho các con ngủ ít vào ban ngày nhằm đảm bảo giấc ngủ vào ban đêm cho bé. 
  • Sau khi tắm cho bé, cho bé bú, mẹ có thể massage nhẹ nhàng và hát ru cho trẻ. Thói quen này sẽ giúp bé hình thành phản xạ rằng đã tới giờ ngủ và cần phải đi ngủ. 
Sau khi tắm xong, mẹ có thể massage để giúp bé dễ ngủ hơn
Sau khi tắm xong, mẹ có thể massage để giúp bé dễ ngủ hơn
  • Trong lúc bé ngủ, để con không bị giật mình tỉnh giấc, mẹ có thể ôm, vỗ về lưng cho tới khi trẻ ngủ say hoặc có thể quấn khăn, cho trẻ ôm gấu. 
  • Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh, không tiếng ồn, không thiết bị điện tử hay ánh sáng quá mạnh. Mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng để giúp trẻ ngủ ngon cũng như kích thích não phát triển. 
  • Hãy cho trẻ tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Ánh nắng mặt trời không chỉ giúp trẻ trở nên cứng cáp hơn mà còn giúp trẻ tăng sức đề kháng, dễ đi vào giấc ngủ. 
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé mỗi ngày, đồng thời nên thay quần áo, tã, bỉm, quần áo và ga giường thường xuyên để giúp trẻ cảm thấy thoải mái, không bị ngứa ngáy, nổi mẩn khó chịu, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. 
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé cũng là một trong những cách giúp trẻ dễ ngủ hơn. Bởi khi cơ thể bé được nạp đủ dưỡng chất sẽ đáp ứng tốt cho các nhu cầu, hoạt động của cơ thể. Việc này giúp trẻ không còn mệt mỏi hay quấy khóc về đêm. 
  • Cha mẹ cũng nên tiêm phòng cúm, giữ sức khỏe cho bé trong những ngày thời tiết thay đổi, tránh để bé mắc bệnh. 
  • Trong những tháng đầu đời nên cố gắng cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. 

Song song với đó, để giải đáp vấn đề “bé khó ngủ đêm phải làm sao”, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian hữu ích được nhiều người áp dụng như sau:

  • Cho trẻ nằm gối từ lá đinh lăng: Lá đinh lăng là một loại cây thảo dược có lợi cho sức khỏe. Việc để lá đinh lăng phơi khô ở dưới gối đinh lăng sẽ giúp trẻ có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. 
  • Đặt một con dao cùn ở đầu giường: Đây là một trong những cách được ông bà truyền tai nhau áp dụng để nhằm xua đuổi tà khí, giúp bé ngủ ngon. Cách này thường được áp dụng cho những bé hay bị giật mình, tỉnh giấc và quấy khóc giữa đêm. 
  • Treo tỏi trên đầu giường của bé: Việc làm này sẽ giúp xua đuổi tà ma khi bé ngủ. 
  • Treo cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé: Tương tự như những cách trên, dâu tằm tươi cũng là loài cây được dân gian tin rằng có thể xua đuổi tà khí. Để giấc ngủ của bé được trọn vẹn hơn, cha mẹ nên treo dâu tằm tươi trong phòng của bé. 
  • Để vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ của bé: Tinh dầu tỏa ra từ vỏ cam, chanh hoặc quýt sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. 
Bé khó ngủ đêm phải làm sao? Nên để vỏ cam, quýt trong phòng ngủ của bé
Bé khó ngủ đêm phải làm sao? Nên để vỏ cam, quýt trong phòng ngủ của bé

Tìm hiểu thêm: Bé Khó Ngủ Uống Thuốc Gì? Top 5+ Thuốc An Toàn Nhất Cho Bé

Một vài lưu ý về giấc ngủ của trẻ nhỏ

Mỗi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ có những kiểu ngủ khác nhau, nhưng nhìn chung các bé vẫn cần ngủ đủ từ 9 – 20 tiếng mỗi ngày. Khi lớn lên, bé sẽ ngủ ít đi và thức nhiều hơn. Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể ngủ nhiều hơn trong một số ngày, giấc ngủ của bé sẽ thay đổi liên tục và bị ảnh hưởng theo từng giai đoạn cụ thể. 
  • Để giúp các bé ngủ ngon giấc hơn, trẻ nhỏ cần được bố mẹ điều chỉnh cảm xúc và có được cảm giác an toàn, được bảo vệ. Chúng thích được ủ chăn, quấn tã, ôm ấp hoặc đu đưa nhẹ để ngủ.
  • Tới khi trẻ được 3 tháng tuổi có thể học dần các kỹ năng để tự ổn định giấc ngủ. Bé lúc này cũng ngủ lâu hơn vào ban đêm, vì thế ba mẹ cũng đỡ vất vả hơn trong thời gian dài. 
  • Giấc ngủ của trẻ nhỏ không nằm ở sự kiểm soát trực tiếp từ cha mẹ. Thay vào đó chúng chịu sự ảnh hưởng từ cảm xúc và kỹ năng để tự học cách đi vào giấc ngủ. 

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp vấn đề “bé khó ngủ đêm phải làm sao”. 

Như đã đề cập trong bài viết, việc trẻ sơ sinh khó ngủ thường xuyên không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng phát triển của trẻ mà còn khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, stress. Nếu tình trạng quấy khóc ở trẻ vẫn diễn ra thường xuyên, tốt nhất cha mẹ nên đưa các bé tới bệnh viện để thăm khám và kiểm tra. 

Xem thêm: 16 mẹo vặt chữa mất ngủ được nhiều người áp dụng

Ngày đăng 22:00 - 24/06/2023 - Cập nhật lúc:10:18 sáng
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn