Khó Ngủ Ở Trẻ Sơ Sinh Do Đâu, Làm Sao Khắc Phục Hiệu Quả?

Khó Ngủ Ở Trẻ Sơ Sinh Do Đâu, Làm Sao Khắc Phục Hiệu Quả?

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong những năm tháng đầu đời và sự phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên, khó ngủ ở trẻ sơ sinh đang dần trở thành nỗi lo của nhiều mẹ bỉm. Bởi việc khó ngủ, mất ngủ khiến trẻ dễ quấy khóc, ốm yếu, mặt khác còn làm tăng cảm giác stress, mệt mỏi ở mẹ. Vậy tại sao trẻ sơ sinh lại bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc? Hãy cùng Đông Trùng Vietfarm tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc con nhỏ. 

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Trung bình mỗi trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 18 – 20 giờ mỗi ngày, các bé chỉ thức dậy khi cảm thấy đói và cần được ti sữa. Cộng thêm việc hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, thể tích dạ dày còn khá bé nên rất nhanh đói. Do đó, chỉ sau 2 – 3 giờ trẻ sẽ thức dậy để bú sữa mẹ và lại ngủ tiếp. 

Trẻ sơ sinh cần ngủ từ 18 - 20 giờ
Trẻ sơ sinh cần ngủ từ 18 – 20 giờ

Với những bé thiếu tháng, đẻ non, nhẹ cân hay bị trào ngược dạ dày – thực quản sẽ cần bú mẹ thường xuyên hơn. Đương nhiên, khi vừa sinh ra, các mẹ sẽ không phân biệt được ngày và đêm, nhiều bé sẽ có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày và thức giấc về đêm. Chỉ khi tới tháng thứ 3, các con mới bắt đầu ngủ suốt đêm và ít quấy khóc mẹ hơn.

Những năm tháng đầu đời là giai đoạn các tế bào não phát triển mạnh mẽ, nhất là khi bé ngủ. Vậy nên những giấc ngủ dài, ngủ sâu giấc có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ về sau. Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng ngủ ngon, trên thực tế tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở trẻ sơ sinh rất phổ biến nên cha mẹ cần lưu ý. 

Đọc thêm thông tin về: Bệnh mất ngủ là gì? Cách khắc phục bệnh hiệu quả

Nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ sơ sinh

Mất ngủ ở trẻ nhỏ do đâu là câu hỏi được nhiều bậc làm cha, làm mẹ thắc mắc. Được biết, khó ngủ ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

Do sinh lý giấc ngủ

Giấc ngủ ở mỗi người sẽ được chia thành 2 loại, cụ thể là giấc ngủ REM – Rapid Eye Movement và giấc ngủ Non – REM hay còn gọi là Non Rapid Eye Movement. Trong đó, người trưởng thành sẽ thiên về 75% giấc ngủ Non – Rem, còn trẻ sơ sinh dường như là 50 – 50. 

Vậy nên mặc dù đã chìm vào giấc ngủ nhưng não bộ, cơ quan hô hấp ở trẻ vẫn duy trì hoạt động liên tục. Chính điều này dẫn tới tình trạng khó ngủ, dễ bị tỉnh giấc khi có tác động từ bên ngoài.

Tham khảo thêm: Nguyên nhân mất ngủ ở trẻ em là gì? Cách cải thiện bệnh hiệu quả

Mất ngủ ở trẻ sơ sinh do ngủ nhiều vào ban ngày

Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới tình trạng khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm. Khi trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày (trên 5 giờ) sẽ khiến đồng hồ sinh học của bé bị đảo lộn. Trẻ có xu hướng thức khuya, từ đó khiến bé trằn trọc khó ngủ, quấy khóc. Do đó, cha mẹ cần chú ý hình thành thói quen ngủ cho trẻ từ sớm, hãy cho bé ngủ – dậy đúng giờ.

Ảnh hưởng từ môi trường

Môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trẻ sơ sinh không chịu ngủ ban ngày có thể là do ánh sáng quá nhiều, âm thanh ồn, nhiệt độ không phù hợp. Chưa kể có nhiều phụ huynh còn có thói quen dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ. Ánh sáng xanh từ những thiết bị này có thể làm cản trở giấc ngủ của bé, khiến bé bị giật mình, khó ngủ. 

Các ảnh hưởng từ môi trường cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ
Các ảnh hưởng từ môi trường cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ

Do thiếu dưỡng chất

Trẻ khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, thường xuyên tỉnh dậy lúc nửa đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu hụt dưỡng chất. Phần lớn các trường hợp trẻ nhỏ bị mất ngủ là do thiếu vitamin D. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tùy ý cho con bổ sung vitamin D mà chưa có sự đồng ý, hướng dẫn từ bác sĩ. 

Bạn đã biết: Tại sao uống vitamin c mất ngủ? Cách uống vitamin C đúng cách

ƯU ĐÃI KHỦNG: Mua 2 tặng 1 HOẶC giảm ngay 10% - 25% (thay đổi tùy theo các mã sản phẩm khác nhau). Chương trình áp dụng duy nhất dịp sinh nhật Đông Trùng Hạ Thảo Vietfarm 5 Tuổi, săn ngay kẻo lỡ.

Khó ngủ ở trẻ nhỏ do bệnh lý

Không đơn giản chỉ là do yếu tố khách quan bên ngoài, tình trạng mất ngủ ở trẻ sơ sinh còn có thể liên quan tới các bệnh lý như:

  • Béo phì: Thừa cân, béo phì gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là đường thở của bé. Trẻ phải thở bằng miệng, khiến cổ họng hay bị khô, dễ tỉnh giấc về đêm, hay quấy khóc và rất khó chìm vào giấc ngủ. 
  • Thiếu vi chất: Nếu thiếu vi chất như kẽm, magie, sắt,… trẻ có thể bị còi xương. Đồng thời làm tăng cảm giác mệt mỏi, khiến trẻ ngủ không đủ giấc, hay ngủ gà gật vào ban ngày và có xu hưởng tỉnh giấc, khó ngủ về đêm. 
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Như chúng ta cũng biết, sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn non nớt, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Vậy nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, mắc bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, viêm da, viêm tai giữa, trào ngược dạ dày,… Nếu không may mắc bệnh, các bé thường thở khó khăn, hay thở bằng miệng, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, hay quấy khóc cha mẹ. 

Nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, trường hợp trẻ bị mất ngủ, khó ngủ còn có thể xuất phát từ những lý do sau:

  • Do tính cách của trẻ, những đứa trẻ dễ tính sẽ ngủ ngoan hơn những bé khó tính. 
  • Do thói quen ru ngủ bằng võng, nôi điện hoặc bồng bế quá nhiều khiến các con có cảm giác phụ thuộc. Trẻ sẽ không tự ngủ được nếu như không có dụng cụ hỗ trợ. 
  • Trẻ khó ngủ có thể do môi trường thay đổi, chẳng hạn như trẻ 3 tuổi đi học mẫu giáo, 6 tuổi qua tiểu học, gặp thầy cô, bạn bè mới khiến bé chưa kịp thích nghi. 
  • Trẻ chơi đùa, nói chuyện, vận động quá sức trước khi đi ngủ. 
  • Việc cha mẹ không chú ý thay tã cho trẻ thường xuyên, trẻ trớ nhưng không được thay quần áo, giường ẩm ướt,… sẽ khiến trẻ khó chịu, gây khó ngủ. 
  • Trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, tiếp xúc nhiều với ánh sáng đèn vào ban đêm.
  • Trường hợp khi mang bầu, người mẹ thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ thì có thể khiến trẻ sinh ra cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. 
Mẹ bầu bị mất ngủ cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bé sau khi sinh
Mẹ bầu bị mất ngủ cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bé sau khi sinh

Xem thêm thông tin chi tiết: Mất ngủ khi mang bầu là gì? Biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai

Cách xử lý tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh

Các biện pháp khắc phục tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh thông thường sẽ được thực hiện tại nhà. Đây là độ tuổi còn khá nhỏ, cơ cơ quan chưa phát triển toàn diện, việc dùng thuốc sẽ được hạn chế ở mức tối đa. Vậy nên cha mẹ chỉ có thể áp dụng theo một số cách chữa mất ngủ sau đây: 

Nhận biết dấu hiệu trẻ buồn ngủ

Để giúp trẻ ngủ ngon, cha mẹ cần biết được thói quen và dấu hiệu trẻ buồn ngủ. Trong 8 tuần đầu tiên sau sinh, trẻ không thể thức hơn 2 giờ liên tục, bởi sau đó trẻ sẽ mệt mỏi, trở nên khó ngủ, dễ cáu kỉnh. Khi trẻ buồn ngủ, chúng sẽ liên tục chớp mắt, ngáp, mắt lim dim và thường lấy tay dụi vào mắt,… Lúc này, cha mẹ nên ru cho bé ngủ. 

Tập cho bé cách phân biệt ngày – đêm

Trẻ sơ sinh sẽ không thể phân biệt được đâu là ngày và đâu là đêm. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có thói quen thức đêm nên khi sinh ra sẽ duy trì tình trạng này khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, stress. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên cho trẻ ngủ ít hơn vào ban ngày và tích cực chơi đùa, nói chuyện với trẻ. Vào buổi tối, hãy cho bé ti sữa và ngủ từ 19h để duy trì giấc ngủ sâu, hạn chế tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. 

Trong khi bé ngủ, bố mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp. Duy trì không gian yên tĩnh, ánh sáng nhẹ, tránh tiếng ồn để bé ít giật mình, ngủ ngon và không bị tỉnh giấc quấy khóc giữa đêm. 

Giúp trẻ tự ngủ

Ở trẻ sơ sinh được 6 – 8 tuần tuổi, cha mẹ nên tập dần cho bé thói quen tự ngủ bằng cách ru ngủ bằng âm nhạc, vỗ nhẹ nhàng ở đầu, mông để giúp các bé tự chìm vào giấc ngủ. Hạn chế bế bé trên tay rồi đặt bé xuống giường. Bởi điều này có thể tạo thành thói quen xấu, khiến trẻ không thể tự ngủ khi lớn lên. Cũng như khiến cha mẹ bận rộn, khó điều chỉnh thói quen ngủ của bé hơn. 

Nên xem: Trẻ khó ngủ uống thuốc gì? 10 thuốc an toàn cho bé

Chuẩn bị sẵn sàng cho giấc ngủ của bé

Khi trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị khó ngủ, cha mẹ có thể thực hiện theo 7 bước chuẩn bị sẵn sàng cho giấc ngủ của bé như sau:

  • Đầu tiên, cha mẹ có thể cho bé bú sữa vừa đủ trước khi ngủ, tránh để bé bú đêm khi không cần thiết.
  • Vệ sinh cá nhân, mặc quần áo thoải mái và thay tã cho bé trước khi ngủ.
Thay tã, vệ sinh cá nhân trước khi cho trẻ ngủ
Thay tã, vệ sinh cá nhân trước khi cho trẻ ngủ
  • Tập cho bé thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ bằng cách lặp lại các tín hiệu để giúp trẻ nhận biết đã đến giờ ngủ như tắm, hát ru, thay đồ, đọc sách, hôn chúc ngủ ngon,… 
  • Tạo cho các con cảm giác an toàn bằng cách âu yến, hát ru, vỗ nhẹ nhàng,… 
  • Chuẩn bị giường ngủ cho bé với đầy đủ chăn, gối.
  • Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng mờ, đồng thời cha mẹ không nên dùng điện thoại, xem tivi hay nói to tiếng. 
  • Mọi hoạt động có khả năng kích thích bé trước giờ ngủ phải được kết thúc trước đó ít nhất 2 tiếng. 

Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị khó ngủ

Mặc dù trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cần ngủ từ 9 – 18 tiếng trong một ngày, tuy nhiên cách ngủ ở mỗi trẻ là khác nhau. Khi lớn lên, các bé sẽ ngủ ít đi và thích được thức lâu hơn. Tới sáu tháng tuổi, nhiều em bé sẽ ngủ suốt đêm. Cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh có thể ngủ nhiều hơn trong một số ngày, giấc ngủ của bé là một quá trình có sự thay đổi liên tục. Sự thay đổi này phụ thuộc vào sự phát triển và lớn lên của bé. 
  • Để giúp trẻ ngủ ngon, cha mẹ cần giúp trẻ có cảm giác được an toàn, bảo vệ bằng cách ủ chăn, quấn tã, ôm ấp hoặc đu đưa nhẹ nhàng để ngủ. 
  • Với trẻ từ khoảng 3 tháng tuổi có thể dần dần học các kỹ năng để tự ổn định sau khi được đáp ứng tất cả nhu cầu. Lúc này bé cũng có thể ngủ lâu hơn vào ban đêm mà không làm bố mẹ thức giấc. 
  • Tránh để bé bú quá no, vận động quá  nhiều trước khi ngủ. Đồng thời cần tránh lạm dụng võng, nôi điện vì có thể khiến giấc ngủ của trẻ bị phụ thuộc. Đặc biệt là không dùng thuốc tùy tiện cho trẻ mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Giấc ngủ của trẻ không nằm trong sự kiểm soát trực tiếp của cha mẹ, tuy nhiên phản ứng của bạn đối với giấc ngủ của bé sẽ ảnh hưởng tới việc làm thế nào để bé bình tĩnh và tự học cách đi vào giấc ngủ. 
  • Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý tới không gian phòng ngủ của bé, đảm bảo không gian yên tĩnh, sạch sẽ, không quá sáng. 
  • Trường hợp đã áp dụng mọi cách nhưng bé vẫn khó ngủ, mất ngủ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. 
Đưa trẻ tới khám bác sĩ nếu tình trạng khó ngủ vẫn tiếp diễn
Đưa trẻ tới khám bác sĩ nếu tình trạng khó ngủ vẫn tiếp diễn

Khó ngủ ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên hoàn toàn có thể cải thiện được. Bởi trẻ sơ sinh như một tờ giấy trắng, muốn trẻ ngủ ngoan, cha mẹ nên tập cho bé thói quen tốt, ngủ đúng giờ, dậy đúng thời điểm. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, cha mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm từ những mẹ bỉm khác hoặc trực tiếp đưa trẻ tới bệnh viện để được tư vấn thêm. 

Xem thêm:

Ngày đăng 15:00 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc:02:01 chiều
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn