Mất Ngủ Kéo Dài Do Đâu, Làm Sao Cải Thiện Giấc Ngủ Hiệu Quả?

Mất Ngủ Kéo Dài Do Đâu, Làm Sao Cải Thiện Giấc Ngủ Hiệu Quả?

Mất ngủ nếu như chỉ xảy ra 1, 2 ngày thì không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu mất ngủ kéo dài thì có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống và công việc của bạn. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình  trạng này và làm cách nào để cải thiện giấc ngủ? Mời bạn cùng đón đọc trong bài viết sau đây của chúng tôi.

Mất ngủ kéo dài là gì?

Mất ngủ kéo dài là khi bạn bị khó ngủ, mất ngủ nhiều ngày, thường là hơn 1 tháng. Bạn sẽ cảm thấy trằn trọc, không thể đi vào giấc ngủ sâu và thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm, mỗi ngày chỉ ngủ được 2 – 3 tiếng.

Nhiều thống kê cho thấy hiện tượng mất ngủ kéo dài đang ngày càng một tăng, cụ thể:

  • Có 1 người trong 3 người bị mất ngủ kinh niên cả đời.
  • Trên 50% đối tượng mất ngủ là người trên 60 tuổi.
  • 35% đối tượng bị mất ngủ là do di truyền.
  • Ngày càng nhiều người bị phụ thuộc vào thuốc ngủ.
Mất ngủ kéo dài là khi bạn bị khó ngủ, mất ngủ nhiều ngày, thường là hơn 1 tháng
Mất ngủ kéo dài là khi bạn bị khó ngủ, mất ngủ nhiều ngày, thường là hơn 1 tháng

Nếu mất ngủ kéo dài trong nhiều năm, nhiều tháng sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể là thoái hóa tế bào, ngộ độc tế bào, cơ thể suy yếu.

Tham khảo thêm thông tin: Bệnh mất ngủ và cách điều trị hiệu quả cải thiện nhanh chóng

Nguyên nhân mất ngủ kéo dài

Hiện tượng mất ngủ kéo dài do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, đó có thể do bệnh lý hoặc do các yếu tố khác như căng thẳng, môi trường sống….

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu bạn bị mất ngủ triền miên, đã thử áp dụng nhiều cách thì rất có thể bạn đang gặp phải một trong các bệnh lý sau đây:

  • Dị ứng: Dị ứng khiến cơ thể sản sinh ra các tác nhân gây nghẹt mũi. Tình trạng này đa số sẽ tăng về đêm, làm bạn khó thở và không thể ngủ được. Một số trường hợp bị viêm mũi dị ứng còn gây hắt hơi, sổ mũi và khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Bệnh tim hoặc phổi: Những người bị bệnh tim mạch như hở vân tim, động mạch vành hay thấp tim, bệnh viêm phổi, hen suyễn… cũng gây khó thở và làm bạn ngủ không ngon giấc.
  • Bệnh viêm khớp: Những cơn đau khớp sẽ thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, đặc biệt là ở người cao tuổi khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Người bệnh sẽ bị chứng mất ngủ kéo dài kèm những cơn đau nhức, sưng đau các khớp tăng cao.
  • Bị trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày có thể do viêm dạ dày, đau thượng vị… và gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, khó thở. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ khiến bạn mất ngủ, khó ngủ và ngủ không ngon.
  • Bệnh về tuyến giáp: Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm chức năng trao đổi trong cơ thể hoạt động nhanh hơn bình thường. Điều này sẽ gây cảm giác bồn chồn cho người bệnh và liên quan trực tiếp đến giấc ngủ.
  • Bệnh trầm cảm: Những căng thẳng, áp lực, lo âu, stress do bệnh trầm cảm cũng có thể làm bạn mất ngủ triền miên. Theo thời gian, não bộ của bạn sẽ bị tổn thương, không tập trung được vào công việc và thường xuyên gặp ác mộng, sợ hãi mỗi khi ngủ.

Có thể bạn quan tâm: Mất ngủ sụt cân là bệnh gì? Cách điều trị sụt cân mất ngủ hiệu quả

Một số yếu tố khác

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý kể trên, mất ngủ kéo dài cũng có thể do một số yếu tố dưới đây gây ra.

  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt thường khó ngủ. Thời gian này tâm sinh lý chị em cũng thay đổi, cơ thể hay mệt mỏi, khó chịu… làm giấc ngủ bị ảnh hưởng.
  • Sử dụng thuốc: Một số người dùng thuốc thường xuyên sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Các thuốc đó là: Thuốc xương khớp, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp….
  • Stress nhiều: Ngày nay, chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức và căng thẳng trong cuộc sống. Những áp lực này khiến bạn mệt mỏi, stress kéo dài, thường xuyên lo lắng và mất ngủ.
  • Môi trường sống: Nếu bạn bị lệch múi giờ, thói quen sinh hoạt không hợp lý thì cũng khó đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, nếu phòng ngủ ồn ào, ô nhiễm thì chất lượng giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Dùng rượu bia, chất kích thích: Nếu dùng nhiều các chất kích thích thì hệ thần kinh sẽ hưng phấn hơn và bạn khó ngủ hơn bình thường. Nhiều người còn bị rối loạn giấc ngủ và kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm.
Mất ngủ kéo dài có thể do bệnh lý, tâm lý hoặc stress kéo dài
Mất ngủ kéo dài có thể do bệnh lý, tâm lý hoặc stress kéo dài

Biểu hiện thường gặp khi bị mất ngủ kéo dài

Tình trạng mất ngủ kéo dài thường sẽ có những biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Nếu như gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì bạn nên đi khám và điều trị sớm.

  • Mệt mỏi, chán ăn do bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể không được phục hồi. Bạn cảm thấy uể oải, không còn thèm ăn và bị sụt cân nhanh chóng.
  • Bị đau đầu do tế bào thần kinh không cung cấp đủ máu đến não nên bạn bị căng thẳng. Triệu chứng này xuất hiện nhiều vào ban đêm và khiến người bệnh mất ngủ liên tục. Bạn cũng có thể đau đầu vào buổi sáng do đêm hôm trước ngủ không ngon.
  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung, não bộ hoạt động kém, ảnh hưởng đến việc học cũng như công việc.
  • Mất ngủ nhiều vào buổi tối, dễ tỉnh giấc lúc nửa đêm và không thể ngủ lại khiến bạn vô cùng mệt mỏi.
  • Có nhiều người cũng bị mất ngủ vào buổi trưa, tinh thần khó chịu và khá uể oải.
  • Buổi sáng thức dậy bạn vẫn thấy thèm ngủ, cơ thể vẫn chưa thực sự tỉnh táo, không có sức lực và hứng thú với học tập hay công việc.
  • Ngoài ra, mất ngủ kéo dài cũng biểu hiện bởi các chứng như: Nửa đêm tỉnh giấc, sau 40-50 phút bạn vẫn không ngủ được, hay trằn trọc, ngủ mơ, ngủ không ngon giấc…..

Thông tin thêm: Điều trị mất ngủ ban đêm không cần dùng thuốc

Tác hại của mất ngủ kéo dài như thế nào?

Mất ngủ đêm kéo dài khiến cơ thể của bạn uể oải, mệt mỏi, theo thời gian nó sẽ gây ra những hệ lụy đến sức khỏe, ví dụ như:

  • Dễ bị ung thư: Mất ngủ làm cơ thể ức chế sản xuất các chất chống oxy hóa tự nhiên – đây là chất giúp ngăn tế bào phát triển vượt mức bình thường, từ đó gây bệnh ung thư. Các bệnh ung thư dễ gặp đó là ung thư vú, ung thư trực tràng, ung thư tinh hoàn.
  • Dễ bị tai nạn: Những ai làm nghề lái xe, điều khiển máy móc có thể gây tai nạn nếu không ngủ đủ giấc. Lý do là bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ gật… nên để xảy ra những tình trạng này.
  • Giảm khả năng miễn dịch: Ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể không thể sửa chữa những tế bào bị hư hỏng. Điều này làm tổn thương nghiêm trọng đến hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống chọi với tác nhân xấu xâm nhập vào cơ thể. Điều này khiến bạn thường xuyên bị ốm vặt.
Bạn có thể gặp nhiều hệ lụy nếu như cơ thể bị khó ngủ nhiều tháng, nhiều ngày
Bạn có thể gặp nhiều hệ lụy nếu như cơ thể bị khó ngủ nhiều tháng, nhiều ngày
  • Bị béo phì: Mất ngủ làm nồng độ ghrelin tăng cao, nó kích thích cơn đói làm bạn thèm ăn. Lúc này bạn sẽ bổ sung thức ăn vào cơ thể, đặc biệt là ban đêm, từ đó gây áp lực cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ béo phì cùng nhiều tác hại khác.
  • Dễ bị tiểu đường: Người ngủ ít hơn 5 tiếng có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn 3 lần so với người bình thường.  Trong đó bệnh tiểu đường type 2 là dễ gặp nhất với những ai bị mất ngủ thường xuyên.

Ngoài ra, mất ngủ kinh niên còn làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, bệnh về huyết áp, giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ, ảnh hưởng đến sinh sản. Trẻ em ngủ không đủ giấc sẽ bị sa sút trí tuệ, tinh thần kém, ảnh hưởng đến việc học tập.

Mất ngủ kéo dài phải làm sao, điều trị thế nào?

Để điều trị bệnh mất ngủ kéo dài thì bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân. Sau đó phối hợp điều trị nguyên nhân và triệu chứng để xử lý dứt điểm bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh và ngủ ngon hơn.

Sử dụng thuốc chữa bệnh

Mất ngủ nên uống thuốc gì – đây là thắc mắc của nhiều người bệnh. Thực tế các thuốc hiện nay có thể giúp xử lý bệnh nhanh chóng nhưng nó thường để lại nhiều tác dụng phụ, vậy nên thuốc chỉ dùng trong thời gian ngắn dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Bạn có thể tham khảo các thuốc an thần, thuốc điều trị mất ngủ hoặc nếu bị mất ngủ do bệnh lý thì cần dùng thuốc chữa trị các bệnh đó. Lưu ý khi dùng thuốc là cần tuân thủ đúng hướng dẫn của chuyên gia, không dùng quá liều hoặc tự ý dừng đột ngột để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sử dụng thuốc Tây y giúp bạn xử lý nhanh chóng triệu chứng của bệnh
Sử dụng thuốc Tây y giúp bạn xử lý nhanh chóng triệu chứng của bệnh

Liệu pháp hành vi nhận thức

Liệu pháp hành vi nhận thức CBT được dùng nhiều để giúp cải thiện thói quen cũng như hành vi ngủ của con người. Phương pháp này giúp bạn loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, giải tỏa lo lắng để ngủ ngon hơn.

Một số kỹ thuật được sử dụng nhiều trong xử lý mất ngủ kéo dài gồm:

  • Kỹ thuật nhận thức: Người bệnh viết ra lo lắng, băn khoăn trước khi ngủ để tránh suy nghĩ.
  • Hạn chế ngủ: Hạn chế ngủ trưa để buổi tối mệt mỏi và dễ buồn ngủ hơn.
  • Kỹ thuật thư giãn: Sử dụng bài tập yoga, thiền… nhẹ nhàng để kiểm soát hơi thở, nhịp tim, giúp ngủ ngon hơn.
  • Ý định nghịch lý: Đây là một cách giúp bạn giảm lo lắng và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Xem chi tiết: 13 bài tập yoga chữa mất ngủ hiệu quả nhất

Một số mẹo chữa mất ngủ kéo dài

Để cải thiện giấc ngủ, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo vô cùng đơn giản mà không cần dùng thuốc như sau:

Ngâm chân nước ấm

Trước khi ngủ bạn có thể ngâm chân 10-15 phút bằng nước ấm. Cách này giúp máu lưu thông tốt hơn và cải thiện giấc ngủ của bạn. Khi ngâm chân bạn hãy thả lỏng hết sức, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý ngâm chân đều đặn, thường xuyên mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu có thể giúp tăng độ ẩm trong không gian, mang đến mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, giúp bạn ngủ ngon hơn. Bạn có thể sử dụng tinh dầu bằng cách xịt quanh phòng hoặc cho vào máy khuếch tán.

Ngoài ra, bạn hãy dùng tinh dầu massage cơ thể, thêm 1 chút tinh dầu vào bồn tắm sử dụng trước khi ngủ 1 – 1,5 tiếng cũng rất tốt. Bạn có thể tham khảo các loại tinh dầu thường dùng nhiều như:

  • Tinh dầu hoa nhài giúp giảm lo âu, căng thẳng, chữa lành tâm trạng.
  • Tinh dầu hoa oải hương giúp hạ huyết áp, giảm đau, hỗ trợ chữa trầm cảm.
  • Tinh dầu gỗ đàn hương giúp cải thiện tâm trạng, trị mất ngủ.
  • Tinh dầu cam chanh giúp ngủ ngon hơn và tăng cường tâm trạng, giúp bạn thoải mái.
Tinh dầu oải hương giúp bạn thoải mái hơn và đẩy lùi tình trạng mất ngủ kéo dài
Tinh dầu oải hương giúp bạn thoải mái hơn và đẩy lùi tình trạng mất ngủ kéo dài

Sử dụng trà thảo mộc

Trà thảo mộc sẽ giúp bạn dễ chịu, thư giãn hơn, dễ chìm vào giấc ngủ sâu. Vậy nên bạn cũng có thể dùng trà thảo mộc nếu như đang bị mất ngủ kéo dài.

  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể ngủ ngon hơn, đồng thời giúp bạn an thần, tránh tình trạng thức giấc nửa đêm.
  • Trà hoa oải hương: Trà có mùi thơm đặc trưng giúp bạn có một giấc ngủ sâu, dùng nếu bạn bị mất ngủ do căng thẳng, mệt mỏi.
  • Trà mộc lan: Giúp an thần, giúp cơ thể buồn ngủ và từ đó bạn ngủ ngon hơn. Mỗi tuần bạn dùng 2 – 3 tách trà sẽ rất tốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dùng Đông trùng hạ thảo Vietfarm để có một giấc ngủ ngon. Trùng thảo được biết đến là thảo dược tốt cho sức khỏe, giúp làm đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sinh lý…. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn ăn ngon và ngủ ngon, cơ thể khỏe mạnh. Sử dụng Đông trùng hạ thảo Vietfarm sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu và một tinh thần sảng khoái, thoải mái sau khi thức dậy vào sáng hôm sau.

Công Dụng Đông Trùng Hạ Thảo Chữa Bệnh Mất Ngủ & Lưu Ý

Dùng đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ được khá nhiều người áp dụng, bởi bên trong "nấm" có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe của con người. Ngoài…

Xem chi tiết

Những lưu ý giúp phòng ngừa tình trạng mất ngủ kéo dài

Để phòng tránh bệnh mất ngủ, ngủ không ngon giấc bạn hãy chú ý một số vấn đề như sau:

  • Hãy ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả, không nên ăn quá no vào bữa tối và không nên ăn đêm.
  • Không dùng quá nhiều cafe, rượu bia vào cuối ngày vì có thể khiến bạn mất ngủ.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày để giúp tăng tuần hoàn máu và cải thiện giấc ngủ.
  • Nên thiết lập giờ ngủ và giờ thức dậy cố định, duy trì chúng đều đặn mỗi ngày.
  • Hạn chế ngủ trưa quá lâu, ngủ khoảng 30-45 phút là vừa đủ.
  • Gần giờ ngủ hãy tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng.
  • Có thể đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền định trước khi ngủ cũng rất tốt.
  • Tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, tránh tình trạng ô nhiễm, nên buông màn khi ngủ.
  • Hạn chế việc ngủ nướng vào những ngày cuối tuần, tốt nhất là nên ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ.
  • Có thể sử dụng đèn ngủ với ánh sáng nhẹ nhàng, không để phòng quá tối hoặc quá sáng.

Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Do đó bạn cần quan tâm đến giấc ngủ của mình nhiều hơn, đi khám sớm nếu có biểu hiện và duy trì lối sống khoa học để ngủ ngon hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn về cách cải thiện giấc ngủ, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, hạn chế các bệnh lý nguy hiểm xảy ra.

Xem thêm:

Ngày đăng 9:00 - 26/05/2023 - Cập nhật lúc:11:40 sáng
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn