Huyết Áp Cao: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Hướng Điều Trị

Huyết Áp Cao: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Hướng Điều Trị

Huyết áp cao thường diễn ra thầm lặng, không có các biểu hiện đặc trưng để nhận biết, chỉ có thể xác định được khi thực hiện đo bằng thiết bị chuyên dụng. Khi điều trị sớm và đúng cách, sẽ nhanh ổn định lại được huyết áp và phục hồi được sức khỏe. Nếu để kéo dài, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là gây tử vong.

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao (tăng huyết áp) là bệnh lý mãn tính. Khởi phát khi áp lực máu tác động lên trên các thành động mạch tăng. Lúc này, tim sẽ gặp phải nhiều áp lực và mô cũng phải chịu các sức ép không nhỏ, những mạch máu thì bị tổn hại lần lượt theo thời gian.

Gồm 4 loại chính là tăng huyết áp vô căn (không có một nguyên nhân rõ ràng, cụ thể); tăng huyết áp tâm thu đơn độc (chỉ tăng huyết áp ở tâm thu, huyết áp của tâm trương vẫn bình thường); huyết áp cao thứ phát (trở thành triệu chứng của những bệnh lý liên quan đến thận, nội tiết, động mạch hoặc tim); huyết áp cao trong giai đoạn mang thai (cảnh báo các nguy cơ về tim mạch trước khi chào đoán “thiên thần nhỏ” chào đời).

huyết áp cao
Bệnh khởi phát khi áp lực máu tác động lên trên các thành động mạch tăng

Muốn biết được huyết áp ổn định, thấp hoặc cao sẽ dựa vào 2 chỉ số – huyết áp tâm thu (phía trước) và huyết áp tâm trương (phía sau). Trong đó, được xác định là huyết áp bình thường khi đạt từ 120/80 mmHg trở lên, huyết áp bình thường cao sẽ từ/trên 130/85 mmHg, tăng huyết áp cấp độ 1 sẽ không dưới mốc 140/90 mmHg, tăng huyết áp cấp độ 2 sẽ bằng hoặc lớn hơn 160/100 mmHg, tăng huyết áp cấp độ 3 sẽ không nhỏ hơn 180/110 mmHg.

Riêng trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc sẽ có huyết áp tâm trương ở dưới mức 90 mmHg và huyết áp tâm thu sẽ từ 140 mmHg trở lên. Nếu là tiền tăng huyết áp thì huyết áp tâm tương sẽ lớn hơn 80 – 89 mmHg, huyết áp tâm thu vượt mức 120 – 139 mmHg.

Mặt khác, Hiệp hội Tim Mạch của Việt Nam cho biết, nếu huyết áp bình thường sẽ ở dưới mức 120/80 mmHg. Khi bằng hoặc trên mức 140/90 mmHg thì có nghĩa là đã bị tăng huyết áp, cần có biện pháp điều trị phù hợp để đưa huyết áp trở về trạng thái ổn định, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất là người lớn tuổi, bởi các thành mạch máu đã không thể duy trì được mãi sự đàn hồi như lúc còn trẻ; người có tiền sử gia đình bị các bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, người thừa cân béo phì, ăn quá nhiều muối, thường xuyên bị căng thẳng, lười vận động, lạm dụng rượu bia, hút nhiều thuốc lá,… sẽ có nguy cơ cao hơn người bình thường.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm có liên qua đến não, tim và thận như nhồi máu não, suy giảm trí nhớ, rung nhĩ, nhồi máu cơ tìm, suy thận, xuất huyết não, suy tim,….

Bên cạnh đó, có thể bị biến đổi mạch máu tại đáy mắt gây phù nề hoặc xuất huyết mạch máu ở võng mạc và nghiêm trọng hơn nữa là gây mù; rối loạn cương dương; bị động mạch ngoại biên ở 2 chân, gây nên cảm giác đau đớn khi đi lại và nếu nặng sẽ bị loét hoặc hoại tử, phải thực hiện cắt bỏ các chi, dẫn đến tàn phế.

Nguyên nhân gây huyết áp cao

Trong tổng số người bị tăng huyết áp thì trong đó, có khoảng 90% là không rõ nguyên nhân. Về cơ bản, loại này chủ yếu là do yếu tố di truyền – trong gia đình có người từng/đang mắc bệnh hoặc do thói quen ăn mặn, thừa cân béo phì, gặp nhiều áp lực và stress trong công việc hoặc cuộc sống, hút thuốc lá, lười vận động, uống nhiều thức uống có cồn,….

huyết áp cao
Thói quen ăn mặn làm cho nhiều người bị tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Tăng huyết áp thứ phát (chiếm 10% trong tổng số các ca bệnh) có nguyên nhân là do các bệnh lý liên quan tới tuyến giáp, thận hoặc nội tiết như thận hư, hẹp động mạch thận, viêm cầu thận, cường giáp, suy thận mãn tính, Cushing, u tuyến thượng thận, suy giáp. Ngoài ra, còn có thể do các tác dụng phụ của thuốc cảm, thuốc giảm đau, rượu bia, thuốc tránh thai, thuốc kháng viêm hoặc thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.

Huyết áp cao trong giai đoạn mang thai xảy ra chủ yếu ở tuần thứ 2 đến tuần thứ 20. Nguyên nhân có thể là do có quá nhiều nước ối, đa thai, tiền sử bị bệnh tiểu đường/tăng huyết áp, thiếu máu trầm trọng, lần đầu mang thai, mang thai khi còn quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc mang thai khi ở độ tuổi ngoài 35.

Biểu hiện của huyết áp cao

Bệnh không có biểu hiện đặc trưng nên rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Thông thường, nếu bị huyết áp cao, người bệnh sẽ thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường như nhức đầu, mỏi gáy, nóng phừng mặt, nặng đầu, chảy máu mũi, xuất hiện các vệt máu ở bên trong mắt, tê/ngứa râm ran tại các chi, buồn nôn và nôn, choáng và chóng mặt,….

huyết áp cao
Khi bị bệnh, cơ thể có thể xuất hiện những biểu hiện bất thường như nặng đầu, choáng, chóng mặt,…

Ngoài ra, có những trường hợp không có biểu hiện, dẫn đến việc phát hiện muộn hoặc chỉ biết được khi thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát, đo huyết áp tại nhà, khi đã có những biến chứng (đột quỵ, suy thận mạn ở giai đoạn cuối, nhồi máu cơ tim,…). Cho nên từ 50 tuổi trở lên phải đặc biệt quan tâm đến sức khỏe để có thể sớm phát hiện được những bệnh lý tiềm ẩn.

Trường hợp nặng nhất là chỉ số huyết áp bằng hoặc vượt mức 180/120 mmHg. Đi kèm theo sau là những triệu chứng nghiêm trọng như mắt lừ đừ, nôn ói, khó thở, co giật, nhìn mờ, hôn mê, đau tức ngực một cách dữ dội,…. Lúc này, cần lập tức đưa người bệnh vào bệnh viện để cấp cứu.

Phương pháp chuẩn đoán

Phương pháp chuẩn đoán chính xác nhất là đo huyết áp. Người bệnh có thể thực hiện bằng một trong ba cách là đo huyết áp tại các phòng khám uy tín (HA lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg), đo huyết áp ngay tại nhà (HA vượt ngoài mức 135/85 mmHg), dùng máy chuyên dụng theo dõi huyết áp trong 24 giờ liên tục (HA không nhỏ hơn 130/80 mmHg).

Một số lưu ý khi thực hiện đo huyết áp:

  • Luôn ngồi nghỉ trước khi tiến hành đo khoảng 15 phút.
  • Không uống cà phê hoặc hút thuốc lá trong 2 giờ trước khi tiến hành đo.
  • Ngồi tựa lưng vào ghế hoặc nằm ở trên giường, tay duỗi thẳng và đặt ngang với tim, chân chạm sàn và không bắt chéo, miệng luôn giữ im lặng đến khi đo xong.
  • Trước tiên là đo huyết áp ở cả 2 tay. Sau khi có kết quả, chọn tay có các chỉ số cao hơn để đo trong các lần tiếp theo.
  • Một tay đo 2 lượt và mỗi lượt cách nhau khoảng 2 phút. Nếu chỉ số huyết áp ở tâm thu trong 2 lần đo đều lớn hơn 10 mmHg thì sau 2 phút, tiến hành đo lần 3. Cuối cùng, lấy chỉ số huyết áp trung bình từ 2 lần gần nhất.
  • Nên chọn sử dụng máy đo tự động, có băng quấn phần cánh tay với kích thước phù hợp.
  • Thời điểm đo huyết áp thích hợp nhất là buổi sáng, buổi chiều, khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện đặc trưng của bệnh,….
huyết áp cao
Phương pháp chuẩn đoán bệnh chính xác nhất là sử dụng máy chuyên dụng để đo huyết áp

Khi đã xác định tăng huyết áp, người bệnh có thể được yêu cầu làm thêm 2 xét nghiệm. Đó là xét nghiệm tìm ra các nguyên nhân gây bệnh (hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch thận hoặc u tuyến thượng thận,…) và xét nghiệm đánh giá những ảnh hưởng lên trên các cơ quan ở trong cơ thể (mạch máu, thận, mắt, tim, não,…).

Xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây bệnh:

  • Siêu âm các động mạch thận
  • Xét nghiệm các chức năng thận
  • Đa ký giấc ngủ
  • Siêu âm vùng bụng tổng quát
  • Siêu âm các động mạch chủ
  • Chụp MRI/CT bụng

Xét nghiệm đánh giá những ảnh hưởng lên trên các cơ quan ở trong cơ thể:

  • Siêu âm tim
  • Tổng phân tích tỉ lệ microalbumin/creatinine niệu và nước tiểu
  • Đo các chỉ số huyết áp ở cánh tay hoặc cổ chân
  • Đo điện tim
  • Xét nghiệm máu
  • Đo vận tốc của sóng mạch
  • Chụp võng mạc

Hướng điều trị huyết áp cao

Mục tiêu trong việc điều trị bệnh tăng huyết áp là đưa huyết áp trở về trạng thái ổn định, tức là không vượt qua mức 140/90 mmHg. Nhưng nếu đang có thêm bệnh thận mãn tính, bệnh tiểu đường,… thì sẽ có những đòi hỏi cao hơn như huyết áp phải được giữ trong mức dưới 130/80 mmHg.

Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ khuyên người bệnh nên thay đổi lối sống lành mạnh và khoa học hơn. Ví dụ như tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, kiểm soát tốt những bệnh liên quan, giảm cân theo đúng hướng dẫn để lấy lại được cân nặng lí tưởng, hạn chế hoặc không hút thuốc lá và uống rượu bia, sử dụng máy đo theo dõi các chỉ số huyết áp tại nhà,….

Bên cạnh đó, cần dành ra thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, không làm việc quá sức, cố gắng không lo âu và căng thẳng. Bổ sung những thực phẩm có nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây chín, gạo lứt,…) và chứa nhều acid béo omega 3 như cá thu, cá hồi; không ăn nội tạng hoặc mỡ động vật, hạn chế dùng những sản phẩm đã chế biến sẵn (thịt muối, nước chấm mặn, cá hộp, dưa cà muối, thịt/tôm rim,….).

Đối với trường hợp buộc phải dùng thuốc điều trị, bác sĩ sẽ dựa trên tình hình sức khỏe của người bệnh mà đưa ra phác đồ phù hợp. Đồng thời, trong suốt quá trình sẽ liên tục thay đổi, thêm bớt thuốc hoặc tăng giảm liều lượng để có thể cải thiện được tình trạng huyết áp cao một cách an toàn và nhanh chóng nhất.

huyết áp cao
Thuốc điều trị huyết áp cao phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để đạt đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất

Những loại thuốc thường được chỉ định dùng:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc ức chế không cho hấp thụ canxi
  • Thuốc giãn mạch
  • Thuốc ức chế Beta
  • Những chất ức chế không cho men chuyển ACE

Thuốc được kê đơn đều đã được thử nghiệm qua nhiều lần, nhưng vẫn sẽ không loại trừ được khả năng gặp những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu xảy ra, nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ, cũng như được điều chỉnh lại đơn thuốc cho tương thích với cơ thể hơn.

Chỉ cần sử dụng thường xuyên theo đúng hướng dẫn thì huyết áp sẽ sớm ổn định trở lại. Đồng thời, cần lưu ý rằng, không được tự ý ngưng đột ngột nếu không muốn đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng khi bệnh chưa được điều trị dứt điểm.

Bên cạnh thuốc tây, người bệnh còn có thể cân nhắc áp dụng những bài thuốc đông y. Nếu không dị ứng với các thành phần có trong dược liệu thì chỉ cần kiên trì dùng theo liều lượng và tần suất đã được thầy thuốc chia sẻ, cơ thể sẽ có những thay đổi rất tích cực và khả quan.

Trường hợp nặng nhất sẽ buộc phải cấp cứu hoặc nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt để giảm nguy cơ tử vong. Lúc này, người bệnh có thể sẽ thở oxy, sử dụng các loại thuốc để hạ đường huyết dạng khẩn cấp, phẫu thuật/thủ thuật để hủy các thần kinh giao cảm tại động mạch thận,…. Mục đích là cải thiện được tình hình một cách nhanh chóng, không làm ảnh hưởng tới tính mạng.

Trên đây là những thông tin về bệnh huyết áp cao, bao gồm định nghĩa, biểu hiện, nguyên nhân, phương pháp chuẩn đoán và hướng điều trị. Hi vọng sau khi tham khảo, bạn sẽ có được thêm nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó, chăm sóc sức khỏe được tốt hơn để cơ thể luôn khỏe mạnh và không phải gặp phải những vấn đề bất thường hoặc nguy hiểm.

BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày đăng 1:27 - 13/04/2023 - Cập nhật lúc:04:52 chiều
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn