Tụt Huyết Áp Uống Nước Đường - Đúng Hay Sai? [Cần Biết]

Tụt Huyết Áp Uống Nước Đường – Đúng Hay Sai? [Cần Biết]

Tụt huyết áp uống nước đường được khá nhiều người áp dụng, nhưng đúng hay sai, hiệu quả hay không thì vẫn là một vấn đề còn “bỏ ngỏ”. Trong bài viết này, VietFarm sẽ dựa vào thực tế cùng những nghiên cứu khoa học để đưa ra câu trả lời chi tiết, đầy đủ và chính xác nhất để bạn tham khảo.

Tụt huyết áp uống nước đường – đúng hay sai?

Tụt huyết áp xảy ra một cách đột ngột với các triệu chứng như mờ mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, nhịp tim nhanh, choáng váng, cảm giác khát nước, khó thở, giảm trí nhớ, hoa mắt, đau đầu nhiều, mất tập trung, nặng ngực,…. Để xác định chính xác, cần tiến hành đo huyết áp.

Nếu chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90mmHg, huyết áp tâm trương không trên mức 60 mmHg thì nên tìm biện pháp xử lí để kịp thời đưa huyết áp về mức ổn định, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Bởi lúc này, tim sẽ không đủ máu để cung cấp nuôi những cơ quan ở trong cơ thể.

Trong đa số trường hợp, có thể cho người bị tụt huyết áp uống nước đường, bởi có thể làm tăng được huyết áp một cách tạm thời. Đây là một cách làm hiệu quả và không sai nếu như nguyên nhân đến từ việc bị hạ đường huyết, nhưng lại không hoàn toàn đúng nếu đến từ những nguyên nhân khác.

tụt huyết áp uống nước đường
Trong đa số trường hợp, có thể cho người bị tụt huyết áp uống nước đường để giúp huyết áp tăng trở lại mức ổn định tạm thời

Chẳng hạn như do những bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc bệnh tiểu đường gây ra thì việc uống nước đường sẽ trở thành một con dao hai lưỡi. Trong thời khắc đó có thể làm huyết áp tăng trở lại, giải quyết được tình trạng trước mắt nhưng lại khiến sức khỏe chuyển biến phức tạp hơn hoặc mang đến những tác dụng phụ khó kiểm soát.

Do đó, nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe để biết được vấn đề của mình và bên cạnh việc áp dụng những biện pháp tạm thời thì nên đưa người bị tụt huyết áp đến bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám. Từ đó, sẽ được bác sĩ cho lời khuyên chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Cách xử lý khác khi bị tình trạng tụt huyết áp

Ngoài uống nước đường trong trường hợp bị tụt huyết áp do hạ đường huyết thì tùy từng tình huống cụ thể mà có thể áp dụng những cách xử lí khác như:

  • Cố gắng giữ thái độ luôn bình tĩnh. Sau đó đưa người bị tụt huyết áp đến nơi yên tĩnh và thoáng mát ngồi hoặc nằm ở trên giường với tư thế đầu hơi thấp và hai chân nâng cao.
  • Cho uống chè đặc, trà gừng,… để cơ thể có thể dễ chịu trở lại. Nếu không có sẵn có thể thay thế bằng cách cho uống nhiều nước lọc, mục đích là tăng chỉ số huyết áp & kích thích nhịp tim.
  • Nếu có sẵn những loại thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn thì có thể cho sử dụng ngay với liều lượng đúng chỉ định.
  • Đưa người bị tụt huyết áp đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám toàn diện và xác định được chính xác nguyên nhân. Từ đó sẽ điều trị được hiệu quả hơn và không gặp phải những biến chứng nghiêm trọng (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, suy thận,…).
tụt huyết áp uống nước đường
Uống trà gừng ấm cũng là một trong những cách xử lí hiệu quả khi bị tụt huyết áp, có thể giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu tức thì

Cách phòng ngừa tụt huyết áp

Như đã đề cập, tụt huyết áp hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng nếu ở mức độ nặng và không kịp thời xử lí hoặc xử lí không đúng cách. Vì vậy, việc phòng ngừa trước là rất quan trọng, giúp sức khỏe được bảo vệ một cách tối đa trong các hoàn cảnh.

Cụ thể, bạn có thể phòng ngừa bằng những cách sau:

  • Ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc.
  • Cung cấp cho cơ thể đủ vitamin, dưỡng chất cần thiết.
  • Uống nhiều nước và không hoặc hạn chế uống rượu bia, thức uống có cồn.
  • Không làm việc quá sức, nên có sự cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Tránh để đầu óc căng thẳng, sợ hãi, lo lắng hoặc buồn nản. Tốt nhất là cố gắng giữ cho tinh thần luôn được vui vẻ, thoải mái, thư thái và lạc quan.
  • Không đột ngột thay đổi tư thế, chẳng hạn từ ngồi/nằm sang đứng.
  • Tập thể dục 30 – 45 phút/ngày bằng cách chạy bộ, đi bộ, dưỡng sinh, yoga,… để có thể giữ cho động mạch có được sự đàn hồi tốt, lưu lượng máu trong cơ thể được đảm bảo và huyết áp được ổn định, không tăng giảm bất thường.
  • Nếu làm các công việc buộc phải đứng nhiều thì nên đeo thêm vớ áp lực. Điều này sẽ giúp máu không tập trung dồn ứ tại chân mà thuận lợi lưu thông quay trở lại tim.
  • Khi hoạt động, làm việc bên ngoài trời nắng trong thời gian dài nên bổ sung cho cơ thể đủ nước và chất điện giải. Đồng thời, phân bổ thời gian khoa học và hợp lí để tránh xảy ra tình trạng bị mất nước, không bù đắp kịp thời khiến cơ thể bị suy kiệt năng lượng.
  • Kiểm tra, theo dõi các chỉ số huyết áp tại nhà một cách thường xuyên nhất để có thể phát hiện sớm tình trạng tụt huyết áp (nếu có) và có biện pháp can thiệp kịp thời. Điều này cũng giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lý liên quan khác.
tụt huyết áp uống nước đường
Kiểm tra, theo dõi các chỉ số huyết áp tại nhà một cách thường xuyên nhất để có thể phát hiện sớm tình trạng tụt huyết áp

Tóm lại, tụt huyết áp uống nước đường vừa đúng vừa sai, tùy thuộc vào từng tình huống và nguyên nhân gây ra nên cần cẩn thận khi áp dụng. Cách tốt nhất vẫn là đưa đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để thăm khám, xử lí. Bên cạnh đó, nên phòng ngừa trước để huyết áp luôn ổn định và có được cơ thể khỏe mạnh, hạn chế được tối đa các vấn đề bất thường.

BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày đăng 1:27 - 13/04/2023 - Cập nhật lúc:04:48 chiều
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn