Amitriptylin Chữa Mất Ngủ Như Thế Nào? Cách Dùng Ra Sao?

Amitriptylin Chữa Mất Ngủ Như Thế Nào? Cách Dùng Ra Sao?

Có rất nhiều cách khác nhau giúp xử lý tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, trong đó sử dụng thuốc Amitriptylin là cách nhiều người áp dụng. Vậy cụ thể Amitriptylin chữa mất ngủ như thế nào, cách dùng ra sao và có những lưu ý gì? Cùng theo dõi thông tin trong bài viết sau đây để tìm được câu trả lời.

Amitriptylin là thuốc gì?

Amitriptylin là thuốc chống trầm cảm 3 vòng, có thể giúp giảm lo âu, hỗ trợ an thần. Nhờ đặc tính ức chế tái hấp thu monoamine, noradrenalin, serotonin ở các nơ-ron monoaminergic nên thuốc có thể gây kháng cholinergic ở thần kinh trung ương lẫn ngoại vi. Nhờ đó nó có tác dụng an thần, giảm đau nhức, dễ gây buồn ngủ nhưng không làm nghiện thuốc.

Amitriptylin được hấp thu hoàn toàn sau khi tiêm bắp 5 – 10 phút và sau khi uống 30-60 phút. Chu kỳ bán thải thường kéo dài từ 9-36 giờ. Vậy nên nếu dùng thuốc vào buổi tối, buổi sáng bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, không được tỉnh táo do tác dụng của thuốc. Để dùng Amitriptylin chữa mất ngủ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc dùng ban ngày để đẩy lùi bệnh và đồng thời vẫn giúp cơ thể tỉnh táo.

Tham khảo:

10 loại thuốc trị mất ngủ của Mỹ phổ biến

Amitriptylin chua mat ngu
Amitriptylin là thuốc chống trầm cảm 3 vòng, có thể giúp giảm lo âu, hỗ trợ an thần

Khi dùng Amitriptylin với liều thông thường, sau khi vào hệ tuần hoàn thuốc sẽ chuyển hóa bằng cách khử N-metyl, hydroxyl hóa, cuối cùng đào thải hoàn toàn sau 24 giờ dưới dạng chất chuyển hóa liên hợp glucuronid hoặc sulfat. Phần còn lại sẽ được chuyển hóa thông qua nước tiểu.

Amitriptylin có tác dụng gì?

Bên cạnh sử dụng Amitriptylin chữa mất ngủ, thuốc cũng được dùng trong một số trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân bị trầm cảm, đặc biệt là bị trầm cảm nội sinh hay còn được biết với cái tên loạn tâm thần hưng trầm cảm.
  • Sử dụng trong một số trường hợp đái dầm ở trẻ em vào ban đêm.
  • Cải thiện chứng mất ngủ kéo dài, hỗ trợ ngủ ngon và ngủ sâu hơn.
  • Cải thiện đau nhức do nguyên nhân thần kinh, thường là đau sau zona.

Cách sử dụng thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ

Là thuốc có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh vậy nên bạn cần dùng đúng hướng dẫn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Liều dùng thuốc

Theo chuyên gia khuyến cáo, liều dùng thuốc  Amitriptylin như sau:

  • Vì thuốc Amitriptylin có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày nên bác sĩ thường kê thêm thuốc Sulpirid để giảm mệt mỏi và tăng cường sự tỉnh táo.
  • Dùng 25mg Amitriptylin/lần vào buổi tối sau khi ăn no, 50mg Sulpirid/lần x 2 lần/ngày (buổi sáng và chiều).
  • Thời gian dùng Amitriptylin được khuyến cáo là từ 7-8 giờ tối, sau đó đi ngủ vào lúc 9-10 giờ, thời gian tỉnh dậy là 5 – 6 giờ sáng sẽ giúp thuốc phát huy công dụng tốt nhất.
  • Thông thường, thuốc sẽ phát huy tác dụng trong 2 – 4 tuần và cần duy trì dùng thuốc trong 3 tháng để thấy hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh nên dùng thuốc vào cùng  1 khung giờ để duy trì hiệu quả của thuốc.
Amitriptylin chua mat ngu
Thuốc cần dùng đúng liều lượng, đúng chỉ dẫn từ chuyên gia

Chống chỉ định

Thuốc Amitriptylin không được dùng trong các trường hợp sau đây:

  • Bị mẫn cảm với Amitriptylin hoặc các thành phần có trong thuốc.
  • Không sử dụng cùng lúc với các chất ức chế IMAO hoặc từng dùng IMAO trong vòng 14 ngày qua.
  • Không dùng trong giai đoạn hồi phục sau suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.
  • Người bị suy gan nặng.
  • Phụ nữ có bầu, đang cho con nhỏ bú mẹ.
  • Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi.

Tác dụng phụ khi dùng Amitriptylin chữa mất ngủ

Sử dụng thuốc Amitriptylin trị mất ngủ có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

ƯU ĐÃI KHỦNG: Mua 2 tặng 1 HOẶC giảm ngay 10% - 25% (thay đổi tùy theo các mã sản phẩm khác nhau). Chương trình áp dụng duy nhất dịp sinh nhật Đông Trùng Hạ Thảo Vietfarm 5 Tuổi, săn ngay kẻo lỡ.

Tác dụng phụ thường gặp

  • Thuốc gây buồn ngủ quá mức, người bệnh mệt mỏi, đau đầu, không tỉnh táo.
  • Bị rối loạn điều tiết, tăng tiết mồ hôi, mất định hướng.
  • Làm chậm dẫn truyền thần kinh tim, đánh trống ngực, tăng co bóp tim, thay đổi sóng T trên điện tâm đồ, hạ huyết áp tư thế, block nhĩ thất….
  • Tăng cảm giác thèm ăn và dễ bị tăng cân.
  • Bị rối loạn chức năng tiêu hóa, dễ bị buồn nôn và nôn, táo bón, khô miệng.
  • Có thể bị mờ mắt, giãn đồng tử, giảm điều tiết, rối loạn chức năng thị giác.
  • Một vài trường hợp có thể bị ngứa, mề đay, phát ban, nổi mẩn đỏ.

Tác dụng phụ ít gặp

Một vài trường hợp có thể gặp những triệu chứng như:

  • Huyết áp tăng cao.
  • Nôn nhiều, buồn nôn.
  • Bị nổi ngoại ban, phù mặt, phù ngoại vi, phù lưỡi.
  • Khó tập trung, bị gặp ác mộng, lo âu.
  • Bí tiểu, giảm ham muốn ở nam giới.
  • Bị tăng nhãn áp và ù tai.

Xem thêm:

Những lưu ý khi áp dụng các bài thuốc Đông y điều trị mất ngủ

Amitriptylin chua mat ngu
Amitriptylin có thể gây ra một vài tác dụng phụ cho sức khỏe

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Bị sốt cao, có thể bị co giật và thậm chí ngất xỉu.
  • Người bệnh chán ăn, ăn không vừa miệng, không ngon, bị sụt cân.
  • Giảm các dòng tế bào máu.
  • Rối loạn chức năng nội tiết và gây sưng tinh hoàn, chứng vú to ở nam giới.
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa, gây liệt ruột, viêm tuyến mang tai.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng, bị rụng tóc, sốt xuất huyết.
  • Có thể bị động kinh kèm tình trạng rối loạn ngôn ngữ.
  • Rối loạn chức năng tâm thần, gây ảo giác và chứng hoang tưởng.

Ngay khi nhận thấy những tác dụng phụ này, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và khắc phục sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các tương tác với thuốc Amitriptylin

Khi sử dụng thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ đồng thời cùng các loại thuốc khác có thể gây ra phản ứng, cụ thể như sau:

  • Sử dụng cùng thuốc ức chế Monoaminase Oxidase có thể gây sốt cao, thậm chí co giật và tử vong.
  • Phối hợp với thuốc gây mê sẽ làm tăng nguy cơ bị loạn nhịp tim và bị hạ huyết áp trong quá trình gây mê.
  • Khi dùng cùng thuốc giảm đau có thể làm giảm tác dụng, tăng phản ứng phụ, dễ bị nhiễm độc thần kinh trung ương.
  • Rifampicin làm giảm nồng độ Amitriptylin trong huyết tương và giảm khả năng điều trị bệnh.
  • Dùng Amitriptylin và Linezolid có thể gây tăng huyết áp, kích thích thần kinh trung ương.
  • Kết hợp với thuốc kháng Cholinergic có thể làm bí tiểu, liệt ruột, tăng nhãn áp cấp tính, đặc biệt là ở những người cao tuổi.
  • Amitriptylin cũng làm giảm hoặc tăng tác dụng của thuốc chống đông.
  • Dùng cùng thuốc chống động kinh có thể làm giảm ngưỡng co giật, Carbamazepin cũng có thể làm giảm hiệu quả trị mất ngủ của thuốc Amitriptylin.
  • Fluconazol làm tăng nồng độ Amitriptylin trong huyết tương.
  • Không nên dùng Amitriptylin với Amiodaron, Propafenon, Procainamid, Disopyramid….
  • Tránh dùng thuốc Amitriptylin với các chất Alpha-2 Adrenergic như Apraclonidine, Brimonidin.

Một vài lưu ý quan trọng khi dùng Amitriptylin chữa mất ngủ

Để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị mất ngủ, hạn chế tối đa các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Thuốc cần được dùng đúng liều lượng, đúng hướng dẫn từ bác sĩ, không nên tự ý tăng/giảm liều đột ngột.
  • Nên dùng thuốc cố định trong một khoảng thời gian và kéo dài từ 1-3 tháng để thấy hiệu quả.
  • Phụ nữ đang mang bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ tuyệt đối không sử dụng thuốc.
  • Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú sữa cũng không nên dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Theo dõi sức khỏe thật sát sao trong suốt quá trình dùng thuốc, nếu thấy tác dụng phụ nguy hiểm nào xuất hiện thì cần báo ngay cho bác sĩ.
  • Những người làm công việc lái xe, điều khiển máy móc hoặc cần tập trung cao độ không nên sử dụng thuốc.
  • Trong một vài trường hợp, thuốc có thể gây cảm giác thèm ăn nên những bệnh nhân béo phì cần thận trọng trước khi dùng Amitriptylin trị mất ngủ.
Amitriptylin chua mat ngu
Nên dùng thuốc cố định trong một khoảng thời gian và kéo dài từ 1-3 tháng

Amitriptylin chữa mất ngủ khá hiệu quả nhưng nó cũng có thể để lại nhiều tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách, không đúng liều lượng. Bạn cần xác định rõ nguyên nhân bị mất ngủ và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả, tránh gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Bài viết liên quan:

Ngày đăng 19:00 - 08/10/2023 - Cập nhật lúc:10:59 sáng
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn