Mất Ngủ Ở Tuổi Dậy Thì: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Mất Ngủ Ở Tuổi Dậy Thì: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể do áp lực từ việc học, thi cử, tâm sinh lý hoặc do chế độ ăn uống nghèo nàn,… Hiện tượng này tuy khá phổ biến nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Bởi việc khó ngủ ở tuổi dậy thì không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng học tập, sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe, tâm lý của trẻ về sau. 

Mất ngủ ở tuổi dậy thì là gì?

Mất ngủ ở tuổi dậy thì chính là tình trạng trẻ bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc vào ban đêm. Từ đó dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, lờ đờ vào buổi sáng và hay ngáp ngủ vào ban ngày. Dựa theo triệu chứng cũng như thời gian khó ngủ ở mỗi người, chứng mất ngủ ở trẻ trong độ tuổi dậy thì có thể được chia thành 2 nhóm như sau:

  • Mất ngủ cấp tính: Là hiện tượng mất ngủ diễn ra trong thời gian ngắn, dễ điều trị và khả năng tái phát thấp. Mất ngủ cấp tính ở tuổi dậy thì thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như chuẩn bị thi cử, có sự kiện quan trọng,… Do đó khi mọi việc được giải quyết, tình trạng mất ngủ sẽ tự khỏi. 
  • Mất ngủ mãn tính: Ở trường hợp này, trẻ sẽ bị mất ngủ ít nhất 3 đêm/tuần và kéo dài liên tục trong khoảng 3 tháng. Lúc này, tình trạng mất ngủ đã trở thành bệnh lý và rất khó điều trị, gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, sức khỏe của trẻ. 
Mất ngủ ở tuổi dậy thì là tình trạng khá phổ biến
Mất ngủ ở tuổi dậy thì là tình trạng khá phổ biến

Dấu hiệu khó ngủ ở tuổi dậy thì

Cũng tương tự như những trường hợp bị mất ngủ khác, dấu hiệu mất ngủ ở tuổi dậy thì có những đặc điểm như sau:

  • Trẻ bị trằn trọc, khó ngủ, không có cảm giác buồn ngủ.
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, thường bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và rất khó để ngủ lại. 
  • Do thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm và sáng sớm nên thời gian ngủ rất ngắn. 
  • Trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải vào mỗi sáng khi thức dậy và thường ngáp ngủ, ngủ gật vào ban ngày. 
  • Khó tập trung. 

Xem thêm thông tin: Trẻ em khó ngủ thì phải làm sao

Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì

Mất ngủ thường được xem là bệnh người già, ít ai nghĩ rằng trẻ đang tuổi ăn tuổi ngủ cũng bị mắc căn bệnh này. Trên thực tế, phần lớn các trường hợp mất ngủ đều gặp ở người trưởng thành hoặc người lớn tuổi. Tuy nhiên, trẻ ở tuổi dậy thì cũng là nhóm đối tượng dễ gặp phải tình trạng vì những nguyên nhân sau đây:

  • Do thay đổi hormone: Do là giai đoạn các hormone hoạt động mạnh, cơ thể có sự biến động lớn nên có thể khiến trẻ bị khó ngủ. Chưa kể, lượng cortisol tiết ra không đều cũng là một trong những lý do khiến trẻ ở tuổi dậy thì bị mất ngủ. 
  • Lạm dụng thiết bị điện tử: Phần lớn trẻ bây giờ đều được cha mẹ cho tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ sớm. Nhiều trẻ còn được bố mẹ mua tặng điện thoại, ipad một phần vì thuận tiện cho việc học, một phần cũng giúp trẻ giải trí. Tuy nhiên, nhiều trẻ lại lạm dụng điện thoại để chơi điện tử, lướt mạng xã hội, đặc biệt là vào buổi tối. Sóng từ điện thoại – các thiết bị điện tử có thể tác động tới não bộ, tạo nên sự hào hứng, kích thích nhưng lại là nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ. 
  • Áp lực từ việc học hành, thi cử: Áp lực học tập ngày nay thực sự lớn khi có sự so sánh giữa điểm số, cuộc thi, thành tích giữa các bé. Cộng thêm sự kỳ vọng của cha mẹ đã vô tình trở thành gánh nặng cho con trẻ. Thậm chí có nhiều ông bố, bà mẹ còn đăng ký các lớp học thêm, tìm gia sư cho con hoặc giám sát con học khiến trẻ bị áp lực, căng thẳng đầu óc và kiệt sức. 
  • Thói quen thức khuya học bài: Dành thời gian học trên lớp với lượng lớn kiến thức cần tiếp thu là chưa đủ. Bởi trẻ còn có bài tập về nhà cho nhiều môn khác nhau nên khiến trẻ phải thức khuya để hoàn thành. Thậm chí không ít trẻ còn dùng nước tăng lực, cà phê để duy trì sự tỉnh táo. Điều này vô tình làm xóa trộn đồng hồ sinh học tự nhiên của trẻ và khiến trẻ bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc. 
Thức khuya học bài cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mất ngủ
Thức khuya học bài cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mất ngủ
  • Không gian ngủ kém chất lượng: Phòng ngủ quá chật, quá nóng cũng dễ khiến trẻ bị mất ngủ. Mặt khác, không gian ngủ nhiều tiếng ồn, quá sáng cũng khiến trẻ dễ bị giật mình, tỉnh giấc giữa đêm. 
  • Ăn quá no trước khi ngủ: Đồ ăn nhanh, nước ngọt, trà sữa, đồ ăn vặt,… là những “cám dỗ” khó cưỡng với các bé trong độ tuổi dậy thì. Nếu ăn hoặc uống quá nhiều những thực phẩm này có thể khiến dạ dày bị quá tải dẫn tới tình trạng tức bụng, làm trẻ khó chịu, khó đi vào giấc ngủ. 
  • Ngủ quá nhiều vào ban ngày: Thói quen ngủ nghỉ không khoa học cũng khiến các bé ngủ nhiều vào ban ngày, cụ thể vào buổi trưa. Ngủ ngày nhiều sẽ không có cảm giác buồn ngủ vào buổi tối, từ đó dẫn tới việc thức quá giấc và gây khó ngủ. 
  • Mắc bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân đã nêu, mất ngủ kéo dài có thể xuất phát từ yếu tố bệnh lý như suy nhược thần kinh, bệnh trầm cảm, bệnh hô hấp hay viêm da gây ngứa ngáy, khó chịu,… 

Tác hại của mất ngủ ở tuổi dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì, các nhà khoa học cho biết, trẻ cần ngủ liền mạch 9 – 10 giờ mỗi đêm nhằm đảm bảo năng lượng cho các hoạt động của ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu trẻ bị mất ngủ kéo dài mà không có biện pháp cải thiện có thể gây ra những hệ lụy như sau:

  • Nổi mụn: Đây chính là tác hại điển hình nhất mà bạn có thể nhận thấy khi bị chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì. Những bạn thường xuyên bị mất ngủ sẽ bị lên mụn trứng cá do tuyến thượng thận tăng tiết hormone cortisol gây ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến bã nhờn. 
  • Làm ảnh hưởng tới thể lực: Thiếu ngủ vào ban đêm khiến trẻ có xu hướng ngủ gật vào ban ngày. Kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, lờ đờ, lười vận động, không muốn giao tiếp hay vui đùa với những người xung quanh.  
  • Suy nhược hệ thần kinh: Mất ngủ kéo dài sẽ làm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả học tập của các bé. 
  • Làm tăng nguy cơ bị trầm cảm: Trẻ dễ bị kích động, dễ nóng giận, cáu gắt, có suy nghĩ tiêu cực, tâm trạng thay đổi thất thường. Lâu dần dẫn tới trầm cảm, rối loạn thần kinh, rối loạn lo âu. 
  • Suy giảm sức đề kháng: Sức đề kháng – khả năng miễn dịch suy giảm là điều khó tránh khỏi ở những trẻ bị mất ngủ mãn tính.
  • Ảnh hưởng tới chiều cao: Chúng ta đều biết rằng, dậy thì là giai đoạn có những thay đổi nhất định về cơ thể, đặc biệt là chiều cao. Mất ngủ kéo dài xảy ra ở tuổi dậy thì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ. Bởi hormone tăng trưởng chiều cao chủ yếu được sản sinh vào ban đêm – khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. 
  • Vòng 1 chậm phát triển:Tuổi dậy thì là thời gian vòng 1 của các bé gái phát triển đối ta nếu được duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Việc thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc sẽ làm cản trở quá trình tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là vòng 1. 
  • Dễ bị lão hóa: Làn da ở các bé trong độ tuổi này rất đẹp, tuy nhiên nếu không được ngủ đủ thì ngoài việc hình thành mụn, chúng còn làm tăng nguy cơ bị lão hóa. Ngủ là thời gian da được nghỉ ngơi và tái tạo. Vậy nên trông những đứa trẻ này thường có vẻ trưởng thành – già hơn những bé có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.  

Xem thêm: Các loại thuốc trị mụn trứng cá được lựa chọn nhiều nhất

Trẻ có thể bị mọc mụn và xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm nếu bị mất ngủ thường xuyên
Trẻ có thể bị mọc mụn và xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm nếu bị mất ngủ thường xuyên

Cách chữa mất ngủ ở tuổi dậy thì hiệu quả

Có rất nhiều cách khác nhau để trị mất ngủ ở tuổi dậy thì. Tùy theo tình trạng cụ thể, nguyên nhân gây bệnh mà cha mẹ có thể tham khảo một số cách khắc phục sau đây. 

Cải thiện bằng mẹo dân gian

Trường hợp bị mất ngủ cấp tính, tình trạng không quá nghiêm trọng, cha mẹ có thể cho trẻ áp dụng các biện pháp chữa trị theo mẹo dân gian. Những cách chữa mất ngủ này thường hướng tới mục đích dưỡng an, dưỡng tâm và giúp mọi người dễ đi vào giấc ngủ. 

Các loại thảo dược tự nhiên có khả năng cải thiện tình trạng khó ngủ ở tuổi dậy thì có thể kể đến như: 

  • Mẹo dùng tâm sen chữa mất ngủ: Tâm sen thường có vị đắng, mùi thơm, hay được dùng để an thần, giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng. Theo đó, dân gian sẽ dùng 10g tâm sen khô sao vàng rồi hãm với nước uống hàng ngày. Hoặc bạn có thể sử dụng ngó sen, hạt sen để chế biến thành những món ăn dinh dưỡng, làm gia tăng hiệu quả trị bệnh. 
  • Uống trà cúc la mã: Nhắc tới các loại trà có công dụng dưỡng tâm, an thần hợp với lứa tuổi này thì phải đề cập tới cúc la mã. Loại hoa cúc này sau khi được phơi khô sẽ dùng pha cùng với nước sôi trong 30 phút và uống mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều tối. Cha mẹ có thể cho thêm ít đường phèn hoặc mật ong vào trà để giúp vị trà thêm đậm vị hơn. 
  • Dùng nụ tam thất: Dùng nụ tam thất phơi khô, sao vàng rồi hạ thổ, sau đó bảo quản trong túi kín rồi dùng hãm hàng ngày như trà bình thường. Hàng ngày bạn dùng khoảng 3 – 5 nụ tam thất để pha trà uống, uống ngày 1 – 2 lần. 
  • Cây lạc tiên trị mất ngủ: Dùng 15g cây lạc tiên khô nấu nước cho trẻ uống hàng ngày. Ngoài ra bạn có thể lấy ngọn, lá non của cây lạc tiên mang luộc hoặc nấu canh để giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. 

Tham khảo: Chữa mất ngủ bằng gừng hiệu quả nhất, bạn nên áp dụng

ƯU ĐÃI KHỦNG: Mua 2 tặng 1 HOẶC giảm ngay 10% - 25% (thay đổi tùy theo các mã sản phẩm khác nhau). Chương trình áp dụng duy nhất dịp sinh nhật Đông Trùng Hạ Thảo Vietfarm 5 Tuổi, săn ngay kẻo lỡ.

Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây hay các thực phẩm chức năng nếu muốn sử dụng đều cần có chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ. Trong trường hợp trẻ bị mất ngủ kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra và xác định nguyên nhân. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng một số loại thuốc ngủ liều nhẹ hoặc thuốc an thần. 

Dựa theo tình trạng và mức độ mất ngủ ở mỗi bé, các chuyên gia – bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Các loại thuốc trị mất ngủ thường được dùng trong trường hợp này gồm thuốc kháng histamin, nhóm Diphenhydramin và nhóm Phenobarbital,… 

Do các loại thuốc an thần thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé sử dụng. Nếu không tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc sai cách, quá liều lượng có thể gây ảnh hưởng tới thần kinh, khiến trẻ bị phụ thuộc vào thuốc. Song song với đó, lạm dụng thuốc trị mất ngủ, thuốc an thần trong thời gian dài còn gây suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, dễ ngủ gà ngủ gật vào ban ngày,… 

Các loại thuốc trị mất ngủ, thuốc an thần cần dùng theo chỉ định của bác sĩ
Các loại thuốc trị mất ngủ, thuốc an thần cần dùng theo chỉ định của bác sĩ

Xem thêm thông tin chi tiết: Thuốc chống mất ngủ của mỹ hiệu quả nhất hiện nay

Điều trị bằng Đông y

Ngoài mẹo dân gian, thuốc Tây thì các bài thuốc Đông y cũng được rất nhiều người lựa chọn. Bởi những bài thuốc này thường khá an toàn và có khả năng điều trị mất ngủ từ gốc rễ căn nguyên. Tuy nhiên hiệu quả điều trị diễn ra khá chậm, các bài thuốc thường phải đun sắc nhiều lần nên cần có tính nhẫn nại và kiên trì cao. 

Theo đó, bạn cần đưa trẻ tới các trung tâm Y học cổ truyền uy tín để các thầy thuốc thăm khám và bốc thuốc cho bé. Một số thang thuốc Đông y thường được dùng điều trị tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể kể đến như:

  • Bài thuốc 1 – Cải thiện suy nhược cơ thể: Gồm có đương quy, sài hồ, xuyên khung, bạch truật, cam thảo, phục linh,… Sắc thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, phần nước thuốc thu được chia thành 3 lần uống hết trong ngày. 
  • Bài thuốc 2 – Trị tâm tỳ hư: Nguyên liệu cần có gồm phục linh, nhân sâm, viễn chí, xương bồ,… sắc theo hướng dẫn và liều lượng có trong thang thuốc được kê. Bạn cho trẻ uống 3 lần/ngày, đều đặn vào mỗi buổi sáng – trưa và tối để trị tâm tỳ hư, giúp trẻ ngủ ngon hơn. 
  • Bài thuốc 3 – hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, giúp ngủ ngon: Bao gồm bán hạ, quất hồng bì, bạch chỉ, phục linh, cam thảo đất, trúc như,… sắc theo đơn và chia làm 3 lần uống như 2 thang thuốc trên. Bài thuốc này mang tới tác dụng kiện toàn tiêu hóa, cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. 

Bỏ túi: Các bài thuốc Đông y trị mất ngủ hiệu quả nhất

Biện pháp giúp trẻ ngủ ngon ở tuổi dậy thì

Tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì hoàn toàn có thể khắc phục và phòng tránh. Để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn, cha mẹ có thể giúp con áp dụng theo một số mẹo hữu ích sau đây:

  • Tránh lắp tivi hoặc hệ thống trò chơi điện tử trong phòng ngủ của các bé. 
  • Đảm bảo không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh và đủ tối.
  • Khuyến khích trẻ nên tắm bằng nước ấm, dùng vòi hoa sen, đọc sách, nghe nhạc hoặc ngồi thiền nhằm giúp thư giãn trước khi ngủ.
  • Trước giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn tránh để trẻ vận động nhiều hay cho trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, tivi. Đồng thời nên pha cho trẻ 1 cốc sữa ấm khoảng 250 – 300ml để uống. 
  • Rèn thói quen ngủ trưa cho trẻ, tuy nhiên chỉ để trẻ ngủ khoảng 60 phút. Bởi việc ngủ trưa nhiều có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. 
  • Không cho trẻ uống cà phê, trà, nước tăng lực, ăn socola vào chiều hay tối. 
  • Lên thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh và khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao với các hoạt động phù hợp với lứa tuổi. 
  • Mất ngủ, khó ngủ nên ăn gì? Đa dạng thực đơn ăn uống, cho trẻ ăn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, chú ý tới nhóm vitamin – khoáng chất, protein để giúp trẻ có những giấc ngủ trọn vẹn hơn. 
Cha mẹ cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ thông qua thực đơn ăn uống hàng ngày
Cha mẹ cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ thông qua thực đơn ăn uống hàng ngày

Mất ngủ ở tuổi dậy thì là vấn đề bình thường nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan. Trường hợp thấy tình trạng mất ngủ ở trẻ không được cải thiện sau một thời gian nhất định, cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện thăm khám. Đồng thời nên xem xét lại chế độ ăn uống, đời sống sinh hoạt của trẻ để có những điều chỉnh phù hợp hơn. 

Tham khảo thêm:

Ngày đăng 17:00 - 31/05/2023 - Cập nhật lúc:04:11 chiều
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn