Bệnh Đau Đầu Ở Sau Gáy: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Bệnh Đau Đầu Ở Sau Gáy: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Đau đầu ở sau gáy là bệnh gì, có các triệu chứng như thế nào và đâu là giải pháp điều trị bệnh tốt nhất? Để giải đáp các câu hỏi này, bạn đọc vui lòng theo dõi các chia sẻ từ chuyên gia trong bài viết dưới đây, từ đó sẽ có biện pháp chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Đau đầu ở sau gáy kéo dài là gì?

Đau đầu là vấn đề bất cứ ai cũng có thể gặp phải với nhiều dạng đau nhức khác nhau. Trong đó, đau đầu ở sau gáy là tình trạng khá thường gặp, xuất hiện ở cả nam và nữ, không phân chia lứa tuổi. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức kéo dài, lan từ vùng sau gáy sang đến nhiều khu vực lân cận khác, có thể bị đau ở nhiều mức độ khác nhau và diễn biến sẽ khá phức tạp.

Ngoài các cơn đau nhức, bệnh nhân còn có thêm tình trạng mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, nhạy cảm ơn với ánh sáng, vùng vai gáy và cổ luôn trong cảm giác khó chịu vô cùng. Ở trường hợp nặng, bệnh đau đầu sau gáy còn khiến người bị dễ buồn nôn, mất thăng bằng, ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh lý này xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, muốn điều trị hiệu quả cần biết được đâu là gốc rễ gây bệnh.

dau dau o sau gay
Đau đầu ở sau gáy gây ra đau nhức lan khắp cổ và gáy

Nguyên nhân đau đầu ở sau gáy

Các chuyên gia cho biết, nhức đầu ở sau gáy có thể diễn ra theo mức độ âm ỉ hoặc dữ dội. Tùy từng bệnh nhân sẽ có các cách thể hiện khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát.

Có thể phân chia thành nguyên nhân cơ học và bệnh lý như sau:

Bị đau đầu phía sau gáy do yếu tố cơ học:

  • Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như ngồi làm việc quá lâu trước máy tính, cúi gằm đầu để đọc sách, sử dụng điện thoại hoặc khi đi ngủ kê gối đầu quá cao, đều sẽ gây ra đau đầu ở sau gáy.
  • Tư thế làm việc: Những người thường xuyên phải làm công việc lao động nặng nhọc, bê vác vật nặng trên vai sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới vùng vai gáy và cổ. Khi này, người bệnh thường sẽ bị đau đầu ở sau gáy, kèm theo thoái hóa các khớp xương và đốt sống.
  • Tinh thần mệt mỏi, lo lắng: Các căng thẳng lo lắng trong cuộc sống hàng ngày có tác động rất nhiều tới vùng cổ vai gáy. Bệnh nhân thường sẽ bị đau đầu và rối loạn chức năng hoạt động của hệ thần kinh.
  • Chấn thương tại cổ và gáy: Những chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, quá trình chơi thể thao, rèn luyện cơ thể tại vùng cổ và gáy đều sẽ gây ra đau đầu. Ngoài ra có thể xuất hiện nhiều tổn thương nghiêm trọng khác.

Yếu tố bệnh lý:

  • Tăng áp lực nội sọ: Bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu phía sau gáy có thể xảy ra bởi hội chứng tăng áp lực nội sọ. Theo đó, người bệnh còn gặp phải tình trạng sợ ánh sáng, nôn mửa, ý thức bị rối loạn.
  • Nhiễm siêu vi: Khi bệnh nhân bị sốt siêu vi, cảm cúm, sốt xuất huyết sẽ xuất hiện triệu chứng rất phổ biến là cơn đau đầu sau gáy. Cơ thể mệt mỏi rã rời, không có sức lực.
  • Tăng huyết áp: Đây cũng là bệnh lý thường gặp gây ra đau ở đỉnh đầu và sau gáy.
  • Viêm màng não: Chứng bệnh này khá nguy hiểm, không chỉ làm bệnh nhân xuất hiện các cơn đau đầu sau gáy mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của não bộ.
  • Bệnh về đốt sống: Thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống hoặc thoái hóa đốt sống cổ là nhóm bệnh lý khá thường gặp hiện nay. Khi này, bệnh nhân sẽ khó tránh khỏi các cơn đau đầu sau gáy, tê mỏi thường xuyên, ngay cả khi nằm nghỉ cũng rất khó chịu.

Tham khảo: Nguyên Nhân Gây Đau Nửa Đầu Sau Là Gì? Chữa Thế Nào?

dau dau o sau gay
Ngồi làm việc sai tư thế sẽ gây đau đầu sau gáy

Bị đau đầu phía sau gáy có dấu hiệu thế nào?

Đau đầu phía sau gáy có các triệu chứng rất rõ rệt như sau:

  • Bệnh nhân có cảm giác đau nhói ở khu vực phía sau gáy các cơn đau sẽ bắt đầu từ mức độ âm ỉ và dữ dội dần.
  • Đôi khi sẽ có cảm giác co giật và căng cứng ở vùng gáy.
  • Chân tay có thể bị yếu hoặc tên để tạm thời cơ thể sốt cao không dứt.
  • Một số trường hợp bệnh nhân còn bị buồn nôn nhạy cảm với ánh sáng rối loạn thị giác.

Theo thời gian, bệnh sẽ ngày càng có mức độ phát triển nghiêm trọng hơn, phức tạp hơn nếu như không có các biện pháp chữa trị kịp thời.

Cách chữa trị đau đầu ở phía sau gáy

Bị đau đầu ở sau gáy nên chữa trị như thế nào để có tác dụng tốt nhất và hạn chế tối đa những ảnh hưởng, biến chứng cho sức khỏe của bệnh nhân? Dưới đây là các biện pháp chữa đau nhức đầu cụ thể.

Thuốc Tây y chữa đau đầu ở sau gáy

Thuốc Tây cho tác dụng giảm nhanh các cơn đau đầu ở sau gáy, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, không còn tình trạng đau nhức dữ dội gây ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Theo đó, một số loại thuốc thường được các bác sĩ hướng dẫn sử dụng gồm:

  • Thuốc Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau rất quen thuộc hiện nay, có tác dụng loại bỏ những cơn đau đầu ở sau gáy, đau nhức đầu về đêm,… giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn ngay sau lần đầu sử dụng.
  • Nhóm NSAIDs: Nhóm thuốc giảm đau và chống viêm, cho hiệu quả chấm dứt các cơn đau đầu ở sau gáy và nhiều thể đau đầu khác. Nhưng nếu bệnh nhân có các bệnh lý liên quan đến thận, gan, dạ dày hoặc tim mạch, cần hết sức lưu ý khi sử dụng loại thuốc này.
  • Thuốc Pizotifen: Để loại bỏ các cơn đau đầu hạn chế nguy cơ tái phát thường xuyên, Pizotifen Sẽ được kê đơn cho bệnh nhân vai trò chính của thuốc chính là ức chế quá trình sản sinh ra các chất trung gian Bradykinin, Serotonin.

Nên xem: Các Loại Thuốc Đau Đầu Cho Tác Dụng Tốt Nhất

Đông y trị đau đầu ở sau gáy an toàn

Với Đông y, các bài thuốc chữa đau đầu ở sau gáy đều sử dụng dược liệu tự nhiên quý hiếm, cho tác dụng lâu dài, an toàn với cơ thể người bệnh. Cũng bởi vậy, hiện nay ngày càng có nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng phương pháp chữa bệnh này.

Bài thuốc số 1:

  • Dược liệu: Hồ khung, hương phụ, chích cam thảo, khương hoạt, phong hương, bạc hà, hồi thảo.
  • Cách sử dụng: Tất cả các vị thuốc cần đem nghiền thành dạng bột mịn và bảo quản trong hũ thủy tinh kín. Hàng ngày bệnh nhân lấy ra 6g thuốc pha với nước ấm để uống sau bữa ăn.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Mẫu lệ, mộc thông, long đờm thảo, sinh địa, cam thảo, địa long, đương quy, trạch tả, sơn chi, xa tiền, sài hồ.
  • Cách sử dụng: Bệnh nhân sắc thuốc với 6 bát nước, thu về 2 bát con và chia thành ba bước hết trong ngày.

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Trần bì, bạch thược, bán hạn chế, chỉ thực, phục linh, thạch xương bồ, cam thảo.
  • Cách sử dụng: Thuốc cho vào ấm sắc với 800ml nước để thu về 300ml. Bệnh nhân uống thuốc đều đặn mỗi ngày cho tới khi hết đau đầu ở sau gáy.

Các mẹo dân gian giảm đau đầu sau gáy

Bệnh nhân khi bị đau đầu mệt mỏi có thể tham khảo một số cách giảm đau tại nhà bằng các nguyên liệu đơn giản dưới đây.

  • Gừng và chanh: Rửa sạch gừng, cạo vỏ và thái thành cắt lát mỏng, sau đó cho vào ấm pha trà, thêm nước nóng rồi hãm trong khoảng 10 phút. Cắt một nửa quả chanh thành các lát mỏng để uống cùng với trà gừng.
  • Ngải cứu: Rửa sạch một nắm lá ngải cứu, giã nát và thêm chút nước lọc để ép nước cốt. Uống nước ngải mỗi ngày một cốc trong khoảng hai tuần.
  • Tỏi: Bóc vỏ 1 củ tỏi, rửa sạch sẽ sau đó giã nát và thêm nước lọc. Bệnh nhân ép lấy nước cốt tỏi rồi uống mỗi ngày một lần.
dau dau o sau gay
Bệnh nhân dùng lá ngải có hiệu quả khá rõ rệt

Lưu ý điều gì khi chữa đau đầu ở sau gáy?

Để việc điều trị đau đầu ở sau gáy đạt kết quả tốt nhất, bệnh nhân ngoài quan tâm tới các phương pháp chữa hiệu quả nhất cũng cần lưu ý thêm những điều dưới đây:

  • Không nên duy trì ngồi làm việc một chỗ quá lâu, nên đứng dậy đi lại thường xuyên để vận động toàn thân, hạn chế tắc nghẽn các mạch máu.
  • Nên thực hiện các bài massage cho vùng cổ và vai gáy vào cuối mỗi ngày làm việc.
  • Đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các vitamin, khoáng chất, các dưỡng chất thiết yếu.
  • Chỉ tập luyện các môn thể thao phù hợp với sức lực của bản thân.
  • Khi ngủ không kê gối quá cao hoặc quá thấp, đồng thời hạn chế việc thức khuya.
  • Nên tuân thủ các phương thuốc điều trị do bác sĩ chỉ định, không tự ý mua các loại thuốc trôi nổi từ ngoài thị trường sẽ dễ xảy ra nhiều tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.

Đau đầu ở sau gáy có thể cải thiện tốt khi bệnh nhân áp dụng những cách điều trị khoa học, hợp lý, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào khác thường, cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra kịp thời.

Thông tin hữu ích:

Ngày cập nhật:11:05 sáng
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn