Đau Nửa Đầu Sau Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân - Cách Xử Lý

Đau Nửa Đầu Sau Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân – Cách Xử Lý

Đau nửa đầu sau là một hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng tương tự, đừng nên chủ quan mà hãy tìm ra nguyên nhân và khắc phục bệnh càng sớm càng tốt. Dưới đây là những thông tin hữu ích về chứng đau đầu nửa sau gáy và những nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị – phòng tránh phù hợp giúp bạn tham khảo dễ dàng hơn. 

Đau nửa đầu sau là bệnh gì?

Đau nửa đầu sau là tình trạng đau nhức tại khu vực phía au nào bộ. Cụ thể là tại vị trí thùy chẩm gần vùng cổ – vai – gáy. Những cơn đau này sẽ đi kèm với cảm giác đau nhức, tê cứng gáy, hai bên vai và có thể lan qua phần cánh tay hoặc ngược lên phía đỉnh đầu, trán, thái dương,…

Hình ảnh đau nửa đầu sau
Hình ảnh đau nửa đầu sau

Hiện tượng đau đầu nửa sau có thể là bệnh mãn tính, thường xuyên tái phát nhưng cũng không trừ khả năng là do tình trạng nhất thời. Người bị đau nửa đầu phía sau thường có cảm giác đau âm ỉ, dai dẳng với mức độ từ nhẹ tới trung bình. Bệnh ít khi gây nhói như đau nửa đầu trước hay đau đầu vùng thái dương.

Khi mắc bệnh, những cơn đau đầu nửa phía sau khiến cơ ở da đầu và phần cổ căng lên như có cảm giác ai đó đang siết chặt, kéo tóc của bạn về phía sau. Các cơn đau có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên hoặc xảy ra 2 – 3 lần/tháng. Nếu các cơn đau nửa phần đầu sau xảy ra hơn 15 lần/tháng trong liên tiếp 3 tháng liên tục thì bạn được xếp vào dạng đau đầu mãn tính. Đây được xem là hiện tượng bình thường, không có gì đáng lo ngại vì có thể dùng thuốc để cải thiện.

Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu nửa sau cứ xuất hiện đều đặn vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày trong hơn 3 tuần liên tục. Lúc này, các bạn cần tới bệnh viện uy tín để thăm khám càng sớm càng tốt, vì đây có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Đau đầu nói chung hay đau phần nửa sau đầu nói riêng đều gây ra những triệu chứng khó chịu và ít nhiều đều ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và công việc của người mắc. Vậy nên, khi xuất hiện những dấu hiệu tê, nhức đầu tiên ở phần sau gáy, bạn nên sắp xếp thời gian tới bệnh viện thăm khám, tránh để bệnh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây đau nửa đầu sau

Đau nửa đầu sau bắt nguồn từ nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại thì đều do hệ thống thần kinh gây ra. Cụ thể, các nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu phía sau có thể kể đến như:

Do giảm áp lực nội sọ gây đau nửa đầu sau

Cho những bạn chưa biết, dịch não tủy là phần chất lỏng trong suốt chảy quanh não và tủy sống. Nếu dịch tủy não bị rò rỉ từ cột sống sẽ làm giảm áp suất nội sọ, gây ra chứng đau đầu ở nửa phần sau. Hiện tượng này có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc do hậu quả của việc nắn bóp cột sống, lấy dịch não không cẩn thận, tai nạn.

Đặc trưng của tình trạng này chính là những cơn đau nửa đầu sau. Các cơn đau sẽ nhẹ hơn khi nằm, nhưng sẽ nặng hơn nếu đứng, ngồi thẳng lưng, đi lại, di chuyển hoặc tham gia các hoạt động thể chất, đặc biệt là ho hay hắt hơi.

Lạm dụng thuốc giảm đau

Rất nhiều trường hợp bị đau đầu, đau cơ, đau lưng, đau bụng thường sử dụng các loại thuốc không kê đơn để điều trị. Việc lạm dụng những loại thuốc kể trên có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng đau đầu nửa sau. Do đó, các cơn đau đầu có thể tái phát ngay sau khi ngừng sử dụng thuốc giảm đau.

Lạm dụng thuốc giảm đau cũng có thể khiến bạn bị nhờn thuốc, gây đau đầu khi dừng thuốc
Lạm dụng thuốc giảm đau cũng có thể khiến bạn bị nhờn thuốc, gây đau đầu khi dừng thuốc

Lúc này, ngoài cảm giác đau đầu, bệnh nhân còn cảm thấy lo lắng, khó chịu, buồn nôn, bồn chồn, khó tập trung, suy giảm trí nhớ, thậm chí là trầm cảm.

Do căng thẳng

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên chứng đau đầu ù tai, đau nửa đầu phía sau. Những cơn đau đầu do căng thẳng thường tồn tại trong khoảng 30 phút hoặc kéo dài khoảng 1 tuần với cảm giác đau âm ỉ, không nhói.

Đau nửa sau đầu do căng thẳng thường có triệu chứng như sau:

  • Cơn đau không nặng hơn khi vận động, không gây buồn nôn, nôn.
  • Chỉ xuất hiện khi làm việc quá sức, khi bị mệt mỏi, bỏ bữa, thiếu ngủ, uống ít nước, vận động sai tư thế,…
  • Có cảm giác thắt chặt vùng phía sau đầu, cứng đờ vai gáy và vùng lưng trên.
  • Cơn đau khiến bạn trở nên nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, làm giảm sự tập trung và kén ăn hơn.

Ngồi sai tư thế

Ngồi sai tư thế khiến cổ thường xuyên phải cúi gập xuống hoặc vươn nhoài ra trước. Phần lưng chùng xuống khiến toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên các nhóm cơ, gây căng thẳng cho cổ, lưng và vai. Từ đó dẫn tới những cơn đau âm ỉ từ gáy lan qua vùng đầu phía sau. Đặc biệt nhất là với những bạn thường xuyên lướt điện thoại, ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài.

Xem thêm: 13 Thuốc Chữa Đau Đầu Hiệu Quả Xoa Dịu Nhanh, An Toàn Sức Khỏe

Đau đầu nửa sau do chọc dò tủy sống

Khi thực hiện một số xét nghiệm nhất định, các bác sĩ sẽ cần chọc dò thắt lưng – chọc dò tủy sống để kiểm tra. Kỹ thuật y khoa này sẽ sử dụng một kim tiêm trích xuất dịch não tủy tại vị trí nằm gần cột sống và thắt lưng. Đương niên, việc thực hiện chọc dò tủy sống sẽ khiến bệnh nhân bị đau đớn, ê buốt kèm theo cảm giác đau nửa sau đầu do áp suất trong khoang não tủy đột ngột thay đổi.

Mắc chứng đau thần kinh chẩm

Đau thần kinh chẩm hay còn gọi là Occipital Neuralgia, là tình trạng xảy ra khi dây thần kinh chạy từ tủy sống đến da đầu, vùng gáy có hiện tượng viêm nhiễm. Khi mắc bệnh, các bạn sẽ cảm nhận thấy những cơn đau nhói như dao đâm, đau liên tục theo từng nhịp. Cơn đau sẽ bắt đầu từ cổ và di chuyển về phía da dầu vùng gáy, sau đó đi sâu vào nền sọ.

Hình ảnh dây thần kinh chẩm
Hình ảnh dây thần kinh chẩm

Nguyên nhân gây đau nửa đầu phía sau do dây thần kinh chẩm được cho là bị kích thích bởi sự căng cơ, chèn ép mạch máu, chấn thương ở vùng gáy, vùng thùy chẩm sau não. Lúc này, bệnh nhân sẽ đau hơn khi cử động cổ, nghiêng đầu qua trái, phải. Bạn cũng bị thay đổi thị lực, đau sau mắt, ù tai, nghẹt mũi, có cảm giác như bị điện giật ở cổ, sau đầu và khá nhạy cảm với ánh sáng.

Mắc chứng đau đầu cụm

Mặc dù chứng bệnh này khá hiếm gặp nhưng nếu mắc phải sẽ gây đau đớn, khó chịu vô cùng. Những cơn đau do chứng đau đầu cụm gây ra sẽ tới một cách bất ngờ, đột ngột, khiến người bệnh cảm thấy nhức nhối, nhói đau từng cơn không theo nhịp. Sau đó, chúng có thể nhanh chóng thuyên giảm hoặc giảm dần tùy theo tình trạng cụ thể.

Các bệnh nhân gặp phải chứng đau đầu cho hay, họ cảm thấy như có thứ gì đó đam vào sau não, những cơn đau thường khá mãnh liệt tới mức ê buốt. Cơn đau có thể kéo dài vài tuần hoặc hàng tháng, đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm nên khiến nhiều người bị mất ngủ.

Đau nửa sau đầu do mắc chứng bệnh này thường có các dấu hiệu điển hình như có cảm giác đau nhói, xuyên thấu, bỏng rát ở phía sau đầu. Cơn đau sẽ nặng hơn khi nằm xuống, luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, nghẹt mũi, sụp mí mắt, chảy nước mắt và nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng.

Bị đau đầu vận mạch

Chứng đau đầu vận mạch (Migraine) xảy ra do sự co thắt mãnh liệt của hệ thống mạch máu não khiến người bệnh bị thiếu máu não tạm thời. Do đó xuất hiện cảm giác đau ở một vùng bất kỳ trên đầu, kể cả vùng nửa đầu phía sau.

Chứng đau đầu vận mạch sẽ làm xuất hiện những cơn đau nửa đầu sau theo từng nhịp mạch đập. Kèm theo đó là cảm giác đau dữ dội, lan ra cả nửa đầu trước như thái dương và trán. Các triệu chứng điển hình nhất của người bị mắc chứng đau đầu vận mạch là buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm nhận được từng nhịp nhói của cơn đau, nhất là khi vận động.

Bệnh nhân bị đau phía sau đầu rồi lan lên vùng đầu phía trước. Những cơn đau này thường không cố định tại một vị trí, mà lúc đau nửa đầu sau trái, lúc lại đau nửa đầu sau phải hoặc nửa đầu trước.

Do đau đầu Cervicogenic

Là chứng đau đầu xuất hiện do dây thần kinh bị chèn ép, bị viêm cột sống cổ tại vị trí đốt sống thứ 1 – 2 – 3 gần vùng gáy. Biểu hiện của chứng đau đầu Cervicogenic là những cơn đau đầu 1 bên, bắt đầu ở cổ và lan dần từ sau tới nửa đầu trước.

Cơn đau sẽ có cường độ từ vừa tới nặng, không đau nhói nhưng sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu mọi người chuyển động cổ. Đau nửa đầu sau có thể đi kèm với tình trạng cứng cổ, đau mỏi vai gáy, lan qua hai cánh tay. Chứng bệnh này sẽ trở nên nghiêm trọng khi nằm xuống và là nguyên nhân khiến bạn bị thức giấc, rối loạn giấc ngủ.

Đau đầu Cervicogenic thường gặp ở người có chấn thương ở cổ, cột sống
Đau đầu Cervicogenic thường gặp ở người có chấn thương ở cổ, cột sống

Chứng đau đầu Cervicogenic thường xuất hiện ở những đối tượng có tiền sử bị chấn thương ở cổ, người bị viêm khớp, thoái vị đốt sống cổ.

Viêm khớp gây đau nửa đầu sau

Trường hợp đốt sống thứ 1 – 2 – 3 bị thoái hóa, viêm khớp hay thoát vị đĩa đệm đều nằm trong nhóm nguyên nhân cao gây đau nửa đầu sau. Bởi bất cứ dấu hiệu sưng viêm hay nhiễm trùng nào tại 3 đốt sống cổ này đều gây áp lực lên các dây thần kinh. Đặc biệt là dây thần kinh chẩm lớn, chẩm bé nên rất dễ bị đau đầu.

Cơn đau đầu phía sau do viêm đốt sống sẽ bắt đầu từ vùng cổ, lan dần lên hết vùng gáy và nửa sau đầu. Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm khớp đốt sống cổ khi xuất hiện các dấu hiệu nêu trên, hãy tới gặp bác sĩ để được can thiệp điều trị sớm.

Đau nửa đầu phía sau là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Đau nửa sau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau, điển hình nhất phải kể đến là:

  • Bệnh lý về não: Chấn thương thùy chẩm, viêm nang não hoặc có khối u vùng não cũng là nguyên nhân khiến bạn bị suy giảm thị lực, kèm theo hiện tượng sốt và đau nửa đầu phía sau.
  • Dịch tủy não bị rò rỉ: Nếu các cơn đau nửa đầu kèm với tình trạng đau gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo sự suy giảm áp lực nội sọ. Hay nói chính xác là do áp suất dịch trong khoang não tủy thấp do bị rò rỉ.
  • Bệnh tim mạch: Nếu không may mắc bệnh tim mạch, tình trạng huyết áp sẽ mất ổn định. Khi huyết áp quá cao hay quá thấp đều khiến lưu lượng tuần hoàn máu tới não không đồng đều. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc chứng đau nửa sau đầu.
  • Bệnh về cột sống: Trong trường hợp những cơn đau đầu lan rộng hết qua vùng cổ, có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi chuyển động đầu thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm hoặc thoái vị đốt sống cổ.
  • Vấn đề xương khớp: Ngoài các bệnh đau nhức xương khớp thông thường thì những bệnh nhân bị lao xương khớp còn đáng lo ngại hơn. Bởi đây là một căn bệnh do virus lao lây truyền từ phổi, thông qua mạch máu và hệ bạch huyết gây nhiễm trùng ở khớp xương. Do vậy, người bệnh sẽ có cảm giác đau nửa đầu sau do lao xương cùng các cơn đau kéo dài tại phần lưng, hông và gáy.
  • Một số bệnh lý khác: Đái tháo đường, gout, nhiễm trùng máu, viêm mạch máu,… đều có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh chẩm. Vậy nên bạn khó tránh khỏi những cơn đau nhức nửa sau đầu.

Đối tượng dễ bị đau nửa đầu phía sau

Đau nửa đầu sau là một hiện tượng bệnh lý phổ biến có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, tuổi tác, nghề nghiệm, thói quen ăn uống, làm việc, sinh hoạt cũng có ảnh hưởng tới tới tình trạng này. Dưới đây là những nhóm đối tượng thường xuyên bị đau nửa đầu sau khi ngủ dậy:

  • Dân văn phòng: Áp lực trong công việc có thể dẫn tới căng thẳng thần kinh và gây đau nửa đầu phía sau. Cộng thêm việc ngồi nhiều, ngồi sai thư thế cũng khiến bệnh đau đầu, đau lưng dễ xuất hiện ở những người làm việc văn phòng.
  • Người lao động nặng nhọc: Những trường hợp lao động nặng nhọc không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung, xương khớp nói riêng mà còn tác động tới cả hệ thần kinh. Vậy nên, người lao động nặng nhọc cũng có khả năng cao bị đau nửa đầu phía sau.
Người lao động nặng nhọc thường có nguy cơ cao bị đau đầu nửa sau
Người lao động nặng nhọc thường có nguy cơ cao bị đau đầu nửa sau
  • Người cao tuổi: Tuổi càng lớn, sức khỏe càng giảm sút khiến máu lưu thông kém, xuất hiện tình trạng rối loạn nội tiết tố, mất ngủ. Kèm theo đó là hiện tượng dây chằng – đĩa đệm, khớp đốt sống cổ yếu dần, chèn lên các dây thần kinh phía sau gáy dẫn tới đau nửa sau đầu.
  • Phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai, sau khi sinh con thường mắc chứng đau nửa đầu sau sinh. Điều này xảy ra là do trong và sau quá trình mang thai, sinh con, cơ thể thay đổi trọng lượng một cách đột ngột gây áp lực tới các khớp cột sống. Từ đó, khiến các dây thần kinh bị chèn ép gây đau nửa đầu sau. Song song với đó là việc bế con, cho con bú sai tư thế cũng góp phần làm tăng khả năng bùng phát cơn đau đầu sau gáy.
  • Trường hợp có chấn thương: Những chấn thương ở vùng cổ, vùng vai gáy do tai nạn đều để lại di chứng, điển hình nhất là những cơn đau nửa đầu.

Đau nửa đầu phía sau khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng đau nửa đầu phía sau không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo các triệu chứng sau thì bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám. Chi tiết như sau:

  • Thuốc giảm đau không có tác dụng, các cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn và quay lại nhiều lần.
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với tiếng ồn hoặc ánh sáng.
  • Bị đau nhói dữ dội ở một bên đầu – đây có thể là chứng đau đầu vận mạch hoặc đau đầu cụm.
  • Đã từng hoặc đang bị chấn thương đầu.
  • Các cơn đau phát triển đột ngột và trở nên dữ dội hơn.
  • Cơn đau khiến bạn tỉnh giấc về đêm, thức dậy vào sáng đều đặn nhiều ngày.
  • Những cơn đau xuất hiện và trở nên tồi tệ hơn nếu ho, cúi người hoặc hắt hơi.
  • Sốt, lú lẫn, cứng cổ, đau hàm khi ăn nhai, hoa mắt, đỏ mắt, lác mắt, giảm thị lực hoặc không thể nhìn lên, yếu ở cả tay và chân.

Chẩn đoán hiện tượng đau nửa đầu sau

Muốn điều trị triệu chứng bệnh lý một cách nhanh chóng và đạt được hiệu quả tốt, trước hết các bạn cần tiến hành chẩn đoán. Việc chẩn đoán bệnh sẽ giúp xác định bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm ra biện pháp điều trị phù hợp.

Được biết, y học hiện nay vẫn chưa có bất cứ phương pháp nào giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau nửa đầu sau ngay từ lần đầu tiên. Vậy nên, trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ cần dựa trên các câu hỏi, tiểu sử bệnh lý để thu thập thông tin, triệu chứng. Kèm theo đó là những hình ảnh sinh học, tình trạng sức khỏe của bạn để đưa ra kết luận chuẩn xác nhất.

Bạn cần tới bệnh viện thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh
Bạn cần tới bệnh viện thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh

Khai báo bệnh sử

Khi tới thăm khám, bạn nên cung cấp cho bác sĩ các thông tin như thời điểm bệnh đau nửa đầu phía sau tái phát. Tần suất của các cơn đau đầu, ngoài đau đầu thì bạn có đau ở những vị trí khác không? Quan trọng nhất, bạn cần trả lời chính xác mọi câu hỏi của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết cảm giác của bạn khi bị đau đầu, điều gì xảy ra trước – trong và sau khi cơn đau đầu xuất hiện.

Xác định triệu chứng

Sau khi đã có được thông tin về tiền sử mắc bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra toàn diện liên quan tới thể chất, thần kinh. Điều này nhằm giúp tìm kiếm các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lý thứ phát gây ra hiện tượng trên. Chẳng hạn như sốt, mạch – nhịp thở – huyết áp bất thường, có dấu hiệu nhiễm trùng, viêm nhiễm, buồn nôn, nôn, rối loạn tâm thần, yếu cơ, mất ý thức, chóng mặt, giảm thị lực,…

Xét nghiệm chẩn đoán

Các cơn đau nửa đầu sau phần lớn khá lành tính nhưng để chắc chắn, bác sĩ vẫn yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ khả năng mắc bệnh lý khác. Những xét nghiệm hay được thực hiện trong tình huống này gồm có:

  • Chụp CT cắt lớp được thực hiện khi bệnh nhân bị đau nửa sau đầu đều đặn hàng ngày hoặc kéo dài gần như liên tục suốt ngày.
  • Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có triệu chứng đau nửa sau đầu do viêm xoang thì sẽ chỉ định chụp X-quang xoang.
  • Để đánh giá được một số phần của não mà không thể quan sát được bằng CT như cột sống ở cổ, phần sau của não thì bạn cần chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Mặc dù điện não đồ không phải một biện pháp tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng đau nửa sau đầu. Nhưng chúng có thể thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị co giật động kinh do có khối u não.
  • Khám mắt nhằm loại trừ các bệnh về mắt như tăng nhãn áp hoặc dây thần kinh thị giác bị chèn ép.
  • Sinh hóa máu, phân tích nước tiểu để xác định các bệnh nội khoa, bao gồm bệnh tiểu đường, tuyến giáp, nhiễm trùng máu.
  • Chọc dò tủy sống để xét nghiệm sinh thiết.

Hướng dẫn điều trị bệnh đau nửa đầu sau

Phần lớn những trường hợp bị đau nửa đầu sau có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng với những đối tượng bị đau nửa sau đầu do bệnh lý thì cần tới bệnh viện thăm khám, điều trị bằng các biện pháp y tế phù hợp theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Việc điều trị này cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để mang lại hiệu quả tốt. Sau khi có kết quả chẩn đoán cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Mặc khác, bạn cũng cần hợp tác với bác sĩ và tự chăm sóc, hỗ trợ điều trị tại nhà theo hướng dẫn như sau:

  • Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Panadol, Paracetamol, Acetaminophen, Aspirin hoặc Ibuprofen để cải thiện cơn đau. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng các loại thuốc này để tránh bị nhờn thuốc hoặc gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Ăn uống khoa học, đảm bảo chất dinh dưỡng, không bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều vào một bữa. Các nghiên cứu cho thấy, vitamin B2, riboflavin có thể giúp làm giảm tần suất đau nửa đầu. Bên cạnh đó, một chế độ ăn keto – chế độ ăn giàu chất béo, ít carbohydrate và protein có thể làm giảm đau cũng như ngăn ngừa một số chứng rối loạn thần kinh hiệu quả.
  • Đừng quên uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày và có thể đan xen nước lọc cùng nước trái cây để cải thiện sức khỏe tốt hơn.
  • Tập thiền, các bài tập nhẹ nhàng để giúp thư giãn cơ ở đầu, cổ, vai và lưng. Những bài tập nhưng yoga, pilate rất hữu ích với những trường hợp thường xuyên bị đau nửa đầu. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng liệu trình massage, châm cứu trị liệu vùng đầu tại những vị trí bị đau nhức để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
  • Ngồi thẳng lưng trên ghế khi sử dụng máy tính, điện thoại, nên dùng đệm lót lưng để nâng đỡ, tránh bị võng vùng lưng dưới. Với phần cổ, bạn cần điều chỉnh màn hình ở vị trí ngang tầm mắt, không cúi gập cổ hay vươn cổ quá sát vào màn hình.
  • Giảm căng cơ bằng cách nghỉ giải lao thường xuyên sau nhiều giờ ngồi máy tính.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ bằng cách đi khám, tái khám đúng lịch hẹn. Dùng thuốc đúng liều lượng và hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu muốn thay đổi thuốc hay muốn sử dụng thuốc giảm đau không kê toa để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Biện pháp phòng ngừa đau nửa đầu phía sau

Đau nửa đầu sau khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng công việc, sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế, bạn cần chủ động phòng tránh và ngăn ngừa nguy cơ bị đau nửa sau đầu theo những gợi ý sau đây:

Sống khoa học

Hình thành lối sống khoa học, lành mạnh có thể góp phần làm giảm tần suất và cường độ của cơn đau nửa đầu sau. Theo đó, bạn cần:

  • Đi ngủ sớm, thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần hay nghỉ lễ để hạn chế tình trạng đau đầu.
  • Chủ động tránh xa các tác nhân kích thích mà bạn nghi ngờ chúng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau nửa sau đầu như rượu bia, mùi hương, thức ăn, tiếng ồn, căng thẳng,… Được biết, caffeine là một trong những chất linh hoạt, chúng vừa là tác nhân gây đau nửa đầu nhưng cũng là một thành phần giúp giảm đau đầu do có thể hấp thụ thuốc tốt hơn.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, đặc biệt là những bài tập thể dục nhịp điệu với cường độ vừa phải. Ngoài ra, bạn có thể tập yoga, tập đi bộ, đạp xe hoặc các bài tập tăng cường sức khỏe phù hợp với thể trạng khác.
  • Quan tâm tới chế độ ăn uống nhằm kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời cần ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, nhất là nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
  • Các loại thực phẩm kích hoạt chứng đau nửa đầu ở mỗi người là khác nhau nên bạn cần ghi nhớ những thực phẩm gây ra chứng đau đầu của bản thân để chủ động phòng tránh. Trong đó, socola, bột ngọt, thịt – cá đóng hộp, chế biến sẵn, phô mai và các sản phẩm từ sữa, quả hạch, sản phẩm từ đậu nành,… là nhóm thực phẩm đã được chứng minh có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở nhiều người nên bạn cần hết sức chú ý.
  • Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, gây đau đầu.
  • Một số loại trái cây, nước ép trái cây có thể kích hoạt chứng đau đầu có thể kể đến như cam quýt, quả mâm xôi, quả mận đỏ, đu đủ, quả sấy khô, quả bơ, chà là,… Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa một số loại rau như hành tây, dưa cải và các loại đậu.
  • Hạn chế căng thẳng, hãy cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Giải trí nhẹ nhàng với việc nghe nhạc, nấu ăn, tập thiền, yoga, đi bộ hoặc trò chuyện cùng bạn bè,…
  • Tiến hành trị liệu bổ sung theo chỉ định của bác sĩ như massage, châm cứu, trò chuyện với chuyên gia tâm lý.
Áp dụng các biện pháp massage trị liệu để giảm đau hiệu quả
Áp dụng các biện pháp massage trị liệu để giảm đau hiệu quả

Dùng thuốc phòng đau nửa đầu sau

Ngoài việc cân bằng lại lối sống, mọi người cũng có thể sử dụng các loại thuốc bổ trợ theo hướng dẫn, tư vấn từ bác sĩ. Dưới đây là những loại thuốc có thể giúp làm giảm tần suất đau nửa đầu sau, giúp cơn đau diễn ra ngắn và bớt đau hơn.

  • Thuốc chẹn beta: Gồm Atenolol (Tenormin), Metoprolol (Lopressor, Toprol XL), Nadolol (Corgard) & Propranolol (Inderal , Innopran XL) – nhóm thuốc được dùng để ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu do huyết áp cao, bệnh tim.
  • Thuốc chống động kinh: Thuốc Gabapentin (Gralise, Horizant, Neurontin), Topiramate (Qudexy XR, Trokendi XR, Topamax), Axit valproic (Depakene, Depakote, Stavzor) được dùng để giảm sự kích thích các tế bào thần kinh trong não
  • Thuốc chống trầm cảm: Loại thuốc này làm ảnh hưởng tới mức độ serotonin – chất dẫn truyền của hệ thần kinh trung ương liên quan tới chứng đau nửa đầu. Loại thuốc thường được dùng là Venlafaxine, Amitriptyline,…
  • Thuốc triptans: Thường được chỉ định cho những trường hợp bị đau nửa đầu sau do liên quan tới kinh nguyệt ở nữ giới.

Để tránh biến chứng và giúp giảm đau nửa đầu phía sau hiệu quả, các bạn cần sử dụng những loại thuốc nêu trên theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, tăng – giảm hay kết hợp với nhiều loại thuốc điều trị, thực phẩm chức năng khác nếu không có sự cho phép từ bác sĩ chuyên môn.

Phần lớn tình trạng đau nửa đầu sau không đáng lo ngại. Bệnh sẽ nhanh chóng khỏi sau khi dùng thuốc nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm hơn. Đặc biệt là những tổn thương ở vùng mạch máu, thần kinh, não, xương khớp và tim nên cần hết sức thận trọng. Để đảm bảo an toàn, các bạn cần duy trì thói quen thăm khám y tế đều đặn 1 năm 2 lần. 

Tham khảo thêm: 

Ngày đăng 8:53 - 19/04/2023 - Cập nhật lúc:02:20 chiều
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn