Đau Đầu Vận Mạch: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Đau Đầu Vận Mạch: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Người bị bệnh đau đầu vận mạch thường xuất hiện những cơn đau đầu đột ngột và kèm theo những triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ, tim đập nhanh,… Vậy đau nhức đầu vận mạch là gì và cách điều trị như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được những thông tin chi tiết. 

Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch hay còn được biết đến với tên gọi là chứng đau nửa đầu migraine. Tình trạng này là chứng đau đầu do co thắt của các mạch máu vùng đầu và trong sọ não. Người bị mắc căn bệnh này thường có những biểu hiện như đau ở một bên đầu, nhất là khu vực thái dương. 

Bệnh có thường xảy ra ở bất kỳ đối tượng này. Tuy nhiên những người trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên và người dưới 40 tuổi chính là nhóm đối tượng dễ bị mắc phải căn bệnh này nhất.

Đau đầu vận mạch là tình trạng đau nửa đầu thường gặp ở người trẻ
Đau đầu vận mạch là tình trạng đau nửa đầu thường gặp ở người trẻ

Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng yếu tố môi trường và gen di truyền có ảnh hưởng tới chứng đau đầu migraine. Sự mất cân bằng của các chất hóa học trong não sẽ làm giảm nồng độ serotonin. Từ đó khiến người bệnh dễ bị những cơn đau đầu hành hạ.

Triệu chứng của bệnh

Người bị nhức đầu vận mạch thường có một số biểu hiện rất dễ nhận biết như sau:

Trước cơn đau đầu:

  • Người bệnh sẽ có các bất thường về cảm giác, về phát âm và về vận động.
  • Thị giác của người bệnh gặp vấn đề, có thể nhìn thấy chia chớp sáng, hình zíc zắc hoặc mất thị lực.
  • Các triệu chứng này diễn ra trong thời gian ngắn, từ 20-60 phút.

Trong cơn đau đầu: 

  • Người bệnh bị đau đầu dữ dội ở vùng trước trán và vùng thái dương.
  • Xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt.
  • Đau đầu đi kèm với tình trạng nhức mắt ở cùng bên tổn thương.
  • Cơn đau giật theo nhịp đập của mạch.
  • Trở nên nhạy cảm với tiếng ồn lớn và ánh sáng.
  • Càng vận động mạnh hoặc đi lại thì cơn đau càng tăng lên.
  • Triệu chứng này có thể kéo dài từ 4-72 giờ đồng đồ.
  • Khi chụp CT não sẽ không nhận thấy có những điều bất thường nhưng bệnh lại thường xuyên tái đi tái lại.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Đầu Chỉ Trong 5 Phút

Nguyên nhân gây đau đầu rối loạn vận mạch não

Có rất nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng đau đầu vận mạch, bao gồm:

  • Lạm dụng các loại rượu bia thuốc lá và các loại đồ uống có cồn khác.
  • Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, stress quá mức.
  • Thời tiết thay đổi khiến áp suất không khí bị ảnh hưởng.
  • Thay đổi nhịp sinh học do thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Do vận động với cường độ bất thường.
  • Nữ giới bị thay đổi hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh, mang thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Lạm dụng các loại thức ăn nhanh, phomai, socola và các loại thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia khác. 
  • Do sử dụng nhiều loại thuốc Tây y.
Sử dụng rượu bia làm tăng nguy cơ bị đau đầu vận mạch
Sử dụng rượu bia làm tăng nguy cơ bị đau đầu vận mạch

Bệnh đau đầu vận mạch có gây nguy hiểm không?

Bệnh đau đầu vận mạch gây ra những cơn đau đầu ù tai, mệt mỏi thường xuyên, kéo dài, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, chóng mặt, chân tay run,… Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nếu bạn sử dụng thuốc giảm đau đầu một cách tùy tiện và không theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ làm tăng nguy cơ đối mặt với nhiều tác dụng phụ khác như: Viêm loét dạ dày, suy gan, thận, hệ miễn dịch suy giảm…

Điều trị đau đầu vận mạch không kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như: Suy nhược cơ thể, giảm tuần hoàn máu não, giảm trí nhớ, trầm cảm, đột quỵ, teo não, Alzheimer, liệt chi, liệt nửa người, khối u não,… thậm chí có thể tử vong.

Chẩn đoán bệnh đau nhức đầu vận mạch

Dựa vào các triệu chứng của người bệnh, các bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán sơ bộ về bệnh đau đầu vận mạch. Những tiêu chuẩn chẩn đoán có thể khác nhau tùy theo các dấu hiệu mà người bệnh gặp phải. Cụ thể như: 

  • Đau nửa đầu: Bác sĩ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của người bệnh, tiền sử người bệnh và có thể kết hợp kiểm tra thể chất và thần kinh.
  • Đau đầu từng cụm: Tùy theo kiểu đau của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận.
  • Đau đầu do căng thẳng: Chẩn đoán tình trạng bệnh dựa trên các triệu chứng mà người bệnh gặp phải.
  • Bệnh lý khác: Dựa theo tình trạng bệnh hiện tại của người bệnh.
Bác sĩ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của người bệnh
Bác sĩ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của người bệnh

Ngoài ra người bệnh cần đi gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như: 

  • Cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
  • Đau đầu đi kèm với hiện tượng đau cổ.
  • Đau nửa đầu kèm theo tình trạng sốt cao.
  • Đau đầu có thể liên quan đến các chấn thương ở đầu.
  • Cơn đau làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác như mắt, tai,…

Phác đồ điều trị bệnh đau đầu vận mạch chuẩn y khoa

Khi tình trạng đau đầu diễn ra trong thời gian dài, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị bằng phác đồ cụ thể. Các loại thuốc mà bác sĩ cho bạn sử dụng sẽ bao gồm thuốc giúp giảm đau và dự phòng tái phát.

Một số loại thuốc được dùng trong trường hợp sau: 

  • Acetaminophen: Thuốc có tác dụng điều trị tình trạng đau đầu, đau răng, đau lưng, đau bụng kinh, đau nhức cơ thể do cảm cúm, viêm xương khớp,… Người bệnh cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ hoặc đọc kỹ những thông tin ghi trên tờ giấy hướng dẫn sử dụng.
  • Ibuprofen: Ibuprofen nằm trong danh sách thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc có tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ bắp, viêm khớp. Dùng mỗi lần 200-400mg, uống thuốc cách nhau từ 4-6 giờ một lần hoặc sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ergotamine: Ergotamin thuộc nhóm ergot alkaloid. Thuốc có tác dụng ức chế các tác nhân gây đau nửa đầu và kéo dài thời gian tái phát. Đặt một viên Ergotamin dưới lưỡi để từ từ tan ra, không nhai hoặc nuốt viên thuốc. Liều dùng tối đa là 3 viên nén/ngày và 5 viên nén/tuần.
  • Triptan: Triptan giúp làm co thắt máu ở não, ức chế thần kinh ngoại biên, ức chế dẫn truyền qua noron thứ hai. Từ đó giúp kiểm soát được cơn đau nhức đầu hiệu quả. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: Dạng viên uống, viêm ngậm, tiêm tĩnh mạch, khí dung.
  • Gepants: Gepants là một nhóm thuốc dùng trong trường hợp bị đau nửa đầu ở người lớn. Thuốc Gepants cần được uống theo đơn của bác sĩ. 
  • Paracetamol: Công dụng chính của Paracetamol là giảm đau, hạ sốt. Thuốc được bán phổ biến trên thị trường và nằm trong danh mục thuốc không kê đơn của Bộ Y Tế. Người bệnh nên uống từ 1-2 viên, nên dùng sau bữa ăn từ 30 phút đến 1 giờ.
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Ngoài việc dùng các loại thuốc, người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp khác như: Vật lý trị liệu, liệu pháp oxy, kích thích dây thần kinh hoặc phẫu thuật để giảm bớt tình trạng bệnh.

Lưu ý trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc chữa đau đầu vận mạch, để điều trị dứt điểm căn bệnh này và phòng ngừa tái phát, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người bệnh nên tăng cường sử dụng các loại rau xanh, trái cây tươi, cá biển, trà thảo mộc, sữa chua để bổ sung nhiều kẽm, sắt, magie, vitamin K, vitamin B6 và omega-3 cho cơ thể.
  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm có chứa chất tyramine vì chúng có thể làm giải phóng serotonin, làm tăng nguy cơ bị đau đầu.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích bao gồm rượu, bia, thuốc lá, cafe,…
  • Người bệnh cần sinh hoạt, làm việc trong môi trường thoải mái, hạn chế stress, lo âu, tránh làm cho thần kinh bị căng thẳng.
  • Tránh lao động mạnh hoặc tập luyện thể thao quá sức. Nếu có tập thể dục, bạn chỉ nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,…
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, đồng thời cần đi ngủ sớm để giúp cơ thể cân bằng dưỡng chất.
  • Không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ. Tùy tiện sử dụng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm loét dạ dày, suy thận cấp,…
  • Để bảo vệ sức khỏe của mình, người bệnh nên đi khám sức khỏe tổng quát 6 tháng một lần để có sự can thiệp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trên đây là những thông tin về bệnh đau đầu vận mạch mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. 

Tìm hiểu thêm: 

Ngày đăng 15:49 - 17/04/2023 - Cập nhật lúc:02:25 chiều
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn