Đau Đầu Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân Khởi Phát Và Cách Chữa Trị

Đau Đầu Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân Khởi Phát Và Cách Chữa Trị

Đau đầu khi ngủ dậy có khá nhiều người gặp phải hiện nay nhưng chưa biết nguyên nhân do đâu và nên làm gì để khắc phục tốt nhất. Theo đó, đây là tình trạng có thể do nhiều bệnh lý đáng lo ngại gây ra. Để có thể chữa trị tốt nhất, mời bạn đọc theo dõi những kiến thức chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Đau đầu khi ngủ dậy là gì?

Đau đầu buồn ngủ là tình trạng xuất hiện các cơn đau đầu sau khi tỉnh giấc, đây có thể là dấu hiệu sinh lý thông thường hoặc do một số bệnh lý gây ra. Tùy vào mỗi người sẽ có những mức độ đau nhức khác nhau, bệnh nhân nếu thấy các cơn đau tiếp diễn kéo dài không nên chủ quan, cần sớm tới cơ sở y tế thăm khám kiểm tra kịp thời.

đau đầu khi ngủ dậy
Đau đầu khi ngủ dậy là tình trạng đau nhức xảy ra khá phổ biến hiện nay

Tại sao sau khi ngủ dậy lại đau đầu?

Nhức đầu sau khi ngủ dậy được các chuyên gia nghiên cứu và cho đánh giá rằng, tình trạng này có thể liên quan tới một số hội chứng, bệnh lý, cũng có không ít trường hợp là do các thói quen sinh hoạt và môi trường tác động. Cụ thể các nguyên nhân gồm.

Nguyên nhân bệnh lý

Có rất nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, làm bệnh nhân bị đau đầu, mệt mỏi và uể oải sau khi thức giấc. Trong đó thường gặp là:

Đau nửa đầu:

Đau nửa đầu sau hoặc nửa hai bên là bệnh lý dễ gây ra tình trạng đau đầu khi ngủ dậy thường gặp hiện nay. Theo đó, bệnh đau nhức nửa bên đầu có thể xảy ra ở bên trái, bên phải, nửa dưới hoặc nửa trên đầu tùy từng người. Các cơn đau xuất hiện đột ngột ngay khi bệnh nhân với mới tỉnh giấc, cơn đau từ âm ỉ tới dữ dội và dễ gây ra cảm giác choáng váng, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng.

Mất ngủ gây đau đầu khi ngủ dậy:

Đau đầu khi ngủ dậy còn có thể bởi tình trạng mất ngủ kéo dài gây ra. Khi này, bệnh nhân mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần, các giấc ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc giữa chừng. Vì vậy, sau khi thức giấc rất dễ xảy ra các cơn đau nhức đầu kèm theo tình trạng không tỉnh táo, mất tập trung và cơ thể uể oải khó chịu.

Thiếu máu lên não:

Có thể bạn chưa biết, thiếu máu lên não là chứng bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe não bộ, hạn chế giấc ngủ và làm tinh thần người mắc luôn mệt mỏi, lo lắng. Não không được bổ sung đủ máu sẽ xảy ra thiếu oxy, suy giảm các chức năng hoạt động, kéo theo tình trạng đầu đau nhức sẽ là cảm giác chân tay mất sức, tê bì, dễ hoa mắt chóng mặt.

Bệnh trầm cảm:

Không khó để nhận thấy rằng, những người mắc chứng trầm cảm, rối loạn lo âu thường mất ngủ, từ đó hình thành các cơn đau đầu khi thức dậy. Theo các bác sĩ cho biết, ở những bệnh nhân này, lượng serotonin tương đối thấp, trong khi đó, nếu các căng thẳng càng kéo dài và nghiêm trọng càng sản sinh thêm nhiều cortisol dẫn tới đau đầu, mệt mỏi, cơ thể thường trong trạng thái tiêu cực.

Thoái hóa cột sống cổ gây đau đầu khi ngủ dậy:

Hiện nay, chứng đau đầu khi ngủ dậy còn được xác định có liên quan tới bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bởi đây là vị trí có nhiều dây thần kinh chạy lên não bộ, khi bị tổn thương sẽ nhanh chóng ảnh hưởng tới hoạt động tuần hoàn não, cản trở quá trình máu lưu thông cũng như truyền tin. Não bộ chịu nhiều áp lực nên sẽ sinh ra đau đầu, buồn nôn, giảm trí nhớ, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt.

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ:

Đây là tình trạng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Ngưng thở khi ngủ làm cản trở lượng oxy vận chuyển lên não, tinh thần luôn trong trạng thái quá tải, chịu nhiều áp lực, giấc ngủ bị cản trở khiến bệnh nhân không thể ngủ sâu.

Căng cơ:

Căng cơ là nguyên nhân gây đau đầu khi ngủ dậy rất thường gặp ở những người trẻ tuổi. Cụ thể trong các trường hợp ngồi làm việc cố định một chỗ nhiều giờ liền, áp lực tâm lý căng thẳng, hệ thống cơ chịu nhiều áp lực gây căng tức quá mức sẽ dễ xảy ra đau đầu, vùng mắt cũng có cảm giác đau nhức khá khó chịu và nóng ran.

Nghiến răng khi ngủ:

Nghiến răng thường sẽ gây đau đầu sau khi ngủ trưa dậy, các khớp hàm cọ sát vào nhau liên tục gây ra mỏi hàm, áp lực dồn lên các dây thần kinh quanh miệng. Vì vậy, khi thức dậy bạn sẽ thấy có cảm giác đau đầu nhẹ và cơ hà cùng hai bên thái dương tương đối nhức mỏi.

ƯU ĐÃI KHỦNG: Mua 2 tặng 1 HOẶC giảm ngay 10% - 25% (thay đổi tùy theo các mã sản phẩm khác nhau). Chương trình áp dụng duy nhất dịp sinh nhật Đông Trùng Hạ Thảo Vietfarm 5 Tuổi, săn ngay kẻo lỡ.
đau đầu khi ngủ dậy
Cơn đau có thể xuất hiện do thiếu máu lên não

Nguyên nhân sinh lý

Cùng với bệnh lý, cũng có không ít yếu tố tác động gây đau đầu khi ngủ dậy do các thói quen sinh hoạt gây ra. Cụ thể được các bác sĩ chia sẻ như sau:

  • Môi trường ồn ào và nhiều ánh sáng: Không gian nghỉ ngơi có tác động rất lớn tới chất lượng giấc ngủ. Nếu có quá nhiều tiếng ồn, nhiều ánh sáng chói mắt và không khí ngột ngạt, nhiều mùi nồng, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Sau khi tỉnh giấc bạn thường khó tránh khỏi cảm giác đau nhức đầu.
  • Nằm sai tư thế: Việc kê gối ngủ quá cao, gối cứng hoặc nằm gục trên bàn để ngủ là những thói quen không tốt, gây ảnh hưởng lớn tới cấu trúc cột sống, dễ tạo áp lực lên các dây thần kinh và hình thành cơn đau. Khi này, không chỉ nhức đầu, cảm giác tê mỏi cổ vai gáy cũng xuất hiện khá rõ ràng.
  • Thức khuya sử dụng máy tính, điện thoại: Nhiều người có thói quen dùng các thiết bị điện tử liên tục nhiều giờ trước khi đi ngủ. Khi đó, não bộ sẽ bị kích thích quá mức. Nguồn ánh sáng xanh từ laptop, smartphone sẽ tạo ra sự nhiễu loạn đối với hệ thống thần kinh, dễ gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc và đau đầu sau khi thức dậy.
  • Lạm dụng bia, rượu và các chất kích thích: Trước khi đi ngủ, rất nhiều người thường sử dụng các loại nước ngọt, bia, rượu, cà phê. Những chất kích thích này thường sẽ tạo cảm giác hưng phấn, tỉnh táo, làm cản trở cảm giác buồn ngủ, khiến bạn ngủ không sâu và thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau.
  • Ngủ quá nhiều vào ban ngày: Ít ngủ không có lợi cho sức khỏe nhưng ngủ quá nhiều cũng là nguyên do khiến bạn tỉnh giấc bị đau đầu. Cụ thể, nhiều người thường ngủ từ trưa tới chiều tối hoặc nằm ngủ cả ngày dài. Cơ thể sẽ tự sinh ra cảm giác uể oải, đau mỏi toàn thân, đầu căng tức và ban đêm sẽ khó đi vào giấc ngủ.

Triệu chứng đau đầu khi ngủ dậy

Các cơn đau đầu sau khi ngủ dậy có biểu hiện không quá phức tạp, thông thường bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng như sau:

  • Cảm giác căng tức ở nửa đầu, sau gáy hoặc đau cả đầu.
  • Cơn đau có thể diễn ra ở mức độ âm ỉ hoặc đau dữ dội.
  • Một số bệnh nhân sẽ thấy đau đầu kèm hoa mắt, đau mỏi vai gáy, hốc mắt nhức mỏi và dễ buồn nôn.
  • Đau nhức diễn ra trong vài phút, vài giờ hoặc lâu hơn là cả ngày.

Xem thêm: Đau Đầu Giật Dây Thần Kinh: Triệu Chứng Và Các Cách Điều Trị

đau đầu khi ngủ dậy
Cơn đau có thể diễn ra dữ dội khiến bệnh nhân mệt mỏi

Bị nhức đầu khi ngủ dậy có nguy hiểm gì không?

Đau đầu khi ngủ dậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Theo đó, nếu tình trạng này xảy ra do nguyên nhân sinh lý, các bạn không nên quá lo lắng, việc thay đổi các chế độ sinh hoạt sẽ cho tác dụng tốt, chấm dứt các cơn đau. Tuy nhiên, đối với các trường hợp do bệnh lý gây ra, cần sớm tới cơ sở y tế tiến hành điều trị. Bởi về lâu dài, bệnh lý sẽ ngày càng phát triển mạnh, gây ra cản trở trong các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt đời thường của bệnh nhân. Nếu không sớm chữa trị, có thể xảy ra các di chứng tại não bộ khá nguy hiểm.

Cách chữa đau đầu khi ngủ dậy tốt nhất

Tình trạng đau đầu khi ngủ dậy có thể điều trị bằng nhiều phương pháp, từ Tây y, Đông y cho tới những mẹo dân gian quen thuộc. Bệnh nhân trước tiên cần phải tới bệnh viện thăm khám, sau đó bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình thích hợp nhất đối với từng người.

Hiện nay, các cách điều trị đau nhức đầu sau khi ngủ dậy được thực hiện như sau:

Thuốc Tây y chữa trị đau đầu khi ngủ dậy

Đau đầu sau khi ngủ dậy có thể điều trị tốt bằng các loại thuốc trong Tây y. Theo đó, những nhóm thuốc đau đầu được các bác sĩ kê đơn nhiều nhất phải kể tới gồm:

  • Nhóm NSAID: Là nhóm thuốc giảm đau chống viêm được dùng rất phổ biến hiện nay. Khi này, bệnh nhân có thể kiểm soát các cơn đau đầu nhanh chóng, chấm dứt cảm giác căng tức khó chịu, tinh thần thoải mái thư giãn hơn. Tuy nhiên, chỉ cho tác dụng tốt nhất khi bệnh nhân bị đau nhức đầu ở mức độ nhẹ tới trung bình. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc co thắt phế quản, bệnh tim mạch, hen suyễn hay viêm loét dạ dày đều không thể dùng thuốc để tránh xảy ra tác dụng phụ.
  • Thuốc giảm đau thông thường: Là những loại thuốc dùng cho nhiều trường hợp bệnh nhân đau đầu khi ngủ dậy, cho tác dụng giảm đau tức thì, hạ sốt, chống viêm. Tùy vào từng bệnh nhân sẽ có những chỉ định riêng về liều lượng. Theo đó, chủ yếu sẽ là thuốc Aspirin và Paracetamol.
  • Các loại thuốc khác: Ngoài ra, ở một số bệnh nhân, các bác sĩ có thể kê đơn những thuốc như: Triptans, Diclofenac, Oxaprozin, Indomethacin, Etodolac,… Chủ yếu dùng khi cơn đau ngày càng diễn ra với mức độ nghiêm trọng, các loại thuốc khác không thể cho tác dụng như mong muốn.
đau đầu khi ngủ dậy
Thuốc Tây trị đau đầu khi ngủ dậy rất tốt

Bài thuốc Đông y

Y học cổ truyền vẫn luôn có không ít bài thuốc điều trị đau nhức đầu sau khi  ngủ dậy bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thuốc dùng đều là các loại thảo dược tự nhiên, an toàn với cơ thể, đáp ứng tốt với nhiều đối tượng bệnh nhân và không gây hại cho cơ thể dù uống liên tục trong thời gian dài.

Bệnh nhân có thể tới các phòng khám Đông y để được bắt mạch và bốc thuốc phù hợp. Hiện nay, những bài thuốc trị đau nhức đầu được bệnh nhân đánh giá tốt nhất là:

Bài thuốc 1:

  • Vị thuốc: Thục địa, đương quy, ngưu tất, bạch thược, kỷ tử, long nhãn, xuyên khung, hà thủ ô, a giao, tang ký sinh.
  • Cách dùng: Thuốc sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn bớt ⅔. Phần nước thuốc bệnh nhân đem chắt ra thành 3 bữa, uống đều đặn sáng, trưa và tối. Khi thuốc đã nguội, hãy hâm lại cho ấm để sử dụng.

Bài thuốc 2:

  • Vị thuốc: Trạch tả, thục địa, phụcj linh, sơn dược, bạch cúc hoa, sơn thù, đan bì, câu kỷ tử.
  • Cách dùng: Thuốc cần tán thành bột mịn, mỗi lần bệnh nhân pha khoảng 8g thuốc với nước ấm để uống. Duy trì 2 bữa mỗi ngày cho tới khi kết thúc liệu trình.

Bài thuốc 3:

  • Vị thuốc: Sinh địa, thiên ma, thạch quyết minh, câu kỷ tử, xuyên khung, sài hồ, ngưu tất, câu đằng, cam thảo, long đờm thảo.
  • Cách dùng: Bệnh nhân sắc thuốc với lượng nước vừa đủ, cho nước thuốc cạn bớt sẽ chắt ra uống khi ấm. Có thể chia thuốc thành nhiều bữa trong ngày nhưng nên hâm ấm lại khi thuốc đã nguội.
đau đầu khi ngủ dậy
Bài thuốc Đông y được nhiều người lựa chọn

Mẹo dân gian giảm cơn đau đầu

Từ lâu dân gian đã có khá nhiều mẹo giảm đau đầu khá đơn giản, cho hiệu quả tốt, an toàn với cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần biết rằng, những mẹo này không thể trị dứt điểm chứng đau nhức đầu sau khi ngủ dậy, không thể thay thế cho các phương thuốc đặc trị.

Một số cách được nhiều bệnh nhân áp dụng hiện nay phải kể tới gồm:

  • Trà gừng: Uống 1 cốc trà gừng ấm là giải pháp giảm các cơn đau đầu nhanh chóng, làm dịu cơn buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt. Có thể dùng gừng tươi hoặc trà gừng pha sẵn, tuy nhiên củ gừng sẽ có tác dụng mạnh hơn.
  • Xông hơi: Khi xuất hiện các cơn đau đầu, bệnh nhân có thể sử dụng cách xông hơi cho tác dụng khá tốt. Nên có lá sả, lá chanh, tá tô, vỏ bưởi, đem rửa sạch sẽ rồi nấu sôi với lượng nước vừa đủ. Sau đó xông hơi cho tới khi nước nguội hẳn.
  • Massage: Đây là cách đơn giản nhất cho những ai đang bị đau đầu khi ngủ dậy. Chỉ cần sử dụng đầu ngón tay và day ấn vòng tròn lên thái dương sẽ kích thích quá trình lưu thông máu, các áp lực ở dây thần kinh giảm đi rõ rệt.
đau đầu khi ngủ dậy
Uống trà gừng giúp giảm đau tốt

Ăn gì và kiêng gì để giảm đau đầu khi ngủ dậy?

Chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ cải thiện các cơn đau đầu khi ngủ dậy, theo đó, bệnh nhân nên áp dụng theo một số gợi ý sau:

Nên ăn các thực phẩm gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Bổ sung nhiều dinh dưỡng quan trọng giúp đảm bảo não bộ luôn được cung cấp đầy đủ năng lượng, ổn định đường huyết, từ đó hạn chế tốt các cơn đau nhức đầu sau khi ngủ dậy.
  • Các loại hạt: Theo đánh giá của chuyên gia, ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều thành phần tăng cường bảo vệ cho hoạt động chức năng ở não bộ, hỗ trợ hoạt động lưu thông máu cũng như hỗ trợ cân bằng nội tiết tố. Bệnh nhân có thể ăn: Vừng, đậu Hà Lan, hạnh nhân, óc chó, hạt điều,…
  • Thịt, cá: Nguồn thực phẩm này mang tới nhiều chất chống viêm, các vitamin thiết yếu để bổ trợ chức năng hoạt động của dây thần kinh, mạch máu và não bộ nói chung. Các cơn đau nhức đầu và căng thẳng có thể dịu đi đáng kể.
  • Trái cây, rau củ: Cung cấp cho cơ thể lượng nước dồi dào, các khoáng chất và vitamin quan trọng. Từ đó hạn chế cơn đau tái phát, bồi bổ sức khỏe tổng thể tốt hơn.

Nên kiêng những đồ ăn sau:

  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các món ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp thường có lượng lớn chất bảo quản cùng với lượng muối, mì chính khá cao. Đây đều là nguyên do gây kích thích các cơn đau đầu.
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích: Bệnh nhân cần tránh hoàn toàn bia, rượu, cà phê và các thức uống có hại khác để hạn chế tích tụ độc tố, cản trở quá trình lưu thông máu và oxy tới não bộ.

Chia sẻ cách phòng ngừa chứng đau đầu khi ngủ dậy

Có khá nhiều phương pháp được áp dụng hiện nay để ngăn chặn chứng đau nhức đầu sau khi ngủ dậy, cụ thể gồm:

  • Phân chia thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, đảm bảo có được giấc ngủ 7 – 8 giờ mỗi ngày, nên đi ngủ trước 11h sẽ tốt nhất.
  • Không gian ngủ cần có sự yên tĩnh, sạch sẽ, ánh sáng dịu nhẹ.
  • Tập thể dục mỗi ngày 30 phút để kích thích đào thải độc tố, tăng cường tuần hoàn máu.
  • Không nên dùng điện thoại, máy tính khi gần đến giờ ngủ.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mỗi ngày bằng các thực phẩm lành mạnh.

Đau đầu khi ngủ dậy có thể chữa trị bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần phải có sự tư vấn, chỉ dẫn chi tiết từ các bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn có được thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.

Thông tin hữu ích:

Ngày đăng 9:09 - 22/07/2023 - Cập nhật lúc:09:53 sáng
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn