Đau Đầu Buồn Nôn Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hướng Chăm Sóc

Đau Đầu Buồn Nôn Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hướng Chăm Sóc

Tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ
Nguyễn Thị Nhuần
Phó Giám đốc Chuyên môn
Nhận tư vấn

Đau đầu buồn nôn ở trẻ em do đâu, có nguy hiểm không? Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có sức khỏe kém, hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện dẫn tới dễ mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Theo đó, các bậc phụ huynh rất lo lắng khi thấy con có các biểu hiện mệt mỏi, ốm yếu, thường xuyên kêu đau nhức và có dấu hiệu nôn mửa. Vậy cụ thể tình trạng này nên khắc phục bằng cách nào? 

Nguyên nhân trẻ em đau đầu buồn nôn

Đau đầu chóng mặt buồn nôn ở trẻ em không còn là tình trạng hiếm gặp, nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết nguyên nhân khởi phát cụ thể. Theo đó, những yếu tố có thể dẫn tới vấn đề này gồm:

Đầu bị chấn thương va đập

Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ đã bắt đầu biết đi, trong lúc chạy nhảy, vui chơi bị té ngã, va đập vào các vật cứng, sắc. Khi đầu có các vết sưng tấy, bầm tím hoặc chảy máu, bé sẽ xuất hiện cơn đau nhức. Với các trường hợp nghiêm trọng, sọ não bị tổn thương, nứt vỡ, tụ máu não,… bé sẽ có thêm dấu hiệu nôn mửa, cơ thể lờ đờ, suy giảm thị lực,…

Ngộ độc thực phẩm gây đau đầu buồn nôn ở trẻ em

Trẻ nhỏ khi ăn phải các thực phẩm độc hại sẽ khó tránh khỏi ngộ độc, cơ thể xuất hiện các triệu chứng: Đau đầu, hoa mắt, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,… Ở các trường hợp nặng hơn còn có thể gây ra xuất huyết. Thông thường, trẻ sẽ khá nhạy cảm với các loại thực phẩm chứa nhiều nitrat, các loại đồ ăn chế biến sẵn, chất phụ gia, nước ngọt,… Những thực phẩm này đều có chứa nhiều thành phần gây hại cho cơ thể, đặc biệt với trẻ nhỏ khi khả năng đề kháng, miễn dịch và trao đổi chất vẫn còn kém.

Tâm lý căng thẳng

Hiện tượng đau đầu buồn nôn ở trẻ em còn có thể xuất phát từ vấn đề tâm lý. Khi trẻ chịu quá nhiều áp lực căng thẳng từ việc học tập, từ cha mẹ, bạn bè,…. bé sẽ dễ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tinh thần sa sút gây đau đầu, buồn nôn và chán ăn. Thậm chí có những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới chứng bệnh trầm cảm rất đáng lo ngại.

Tham khảo:

Đau Đầu Căng Thẳng: Các Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết

dau-dau-buon-non-o-tre-em-2.jpg
Đau đầu buồn nôn ở trẻ em dễ xảy ra do căng thẳng học tập

Bệnh đau nửa đầu

Ở những trẻ mắc bệnh lý đau nửa đầu sau hoặc trước, bé sẽ khó tránh khỏi cơn buồn nôn và đau nhức đầu diễn ra thường xuyên. Khi này, mức độ đau ở mỗi bé sẽ có sự khác biệt, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe thực tế. Đây cũng là chứng bệnh rất thường gặp ở người lớn với các diễn biến phức tạp.

Não có bất thường

Với một số trẻ, khi trong não có các bất thường liên quan tới cấu trúc, chức năng, xuất hiện khối u hoặc bị áp xe đều sẽ rất đáng lo ngại. Khi này, trẻ sẽ bị buồn nôn, đau nhức đầu dữ dội. Khi các bất thường ngày càng trở nên nghiêm trọng sẽ càng khiến những dấu hiệu này nặng hơn. Trẻ sẽ bị ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sinh hoạt, nghỉ ngơi học tập hàng ngày. Quá trình phát triển cũng bị cản trở không ít.

Các bệnh lý khác

Đau đầu buồn nôn ở trẻ em cũng dễ xảy ra khi bé bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm nhiễm xoang hoặc bị viêm tai giữa. Phụ huynh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của con để sớm phát hiện bất thường, nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế thăm khám kịp thời.

Triệu chứng đau đầu buồn nôn ở trẻ em

Trẻ em ngoài các dấu hiệu buồn nôn, đau nhức đầu ra sẽ có thêm nhiều triệu chứng khác. Điều này dựa theo các nguyên nhân sức khỏe ở từng bé. Dưới đây là một số biểu hiện đi kèm thường gặp giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết vấn đề hơn.

  • Trẻ nôn mửa, đau nhức đầu kèm theo tình trạng lạnh người.
  • Bé bị đau bụng, đau thượng vị, đau hố chậu. Các cơn đau diễn ra bao gồm cả âm ỉ và dữ dội, cơn đau đến đột ngột.
  • Có thể bị tiêu chảy, phân đi ra có mùi tanh, đôi khi còn có cả máu.
  • Một số trẻ có thêm triệu chứng kho khan, ho có đờm, đau rát họng, sổ mũi, ngứa trong tai.

Xem thêm: Triệu Chứng Đau Đầu Sau Khi Ngủ Dậy Là Gì?

dau-dau-buon-non-o-tre-em-3.jpg
Bé xuất hiện các cơn đau nhức đột ngột

Trẻ đau đầu buồn nôn có nguy hiểm không?

Đây là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm bàn luận. Theo đó, tình trạng đau đầu buồn nôn ở trẻ không phải hiếm gặp, có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bé bị tình trạng này do đang chịu căng thẳng sẽ không đáng lo ngại. Phụ huynh hãy chú ý chia sẻ, tâm sự với con nhiều hơn, giúp con giảm tải áp lực.

Nếu trẻ bị nôn, đau nhức đầu do các bệnh lý, các tổn thương ngoài, tuyệt đối không thể chủ quan. Nếu chậm trễ thăm khám và điều trị, các bé có thể bị nhiều biến chứng khác nguy hiểm hơn, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Dưới đây là một số trường hợp đặc biệt cần cấp cứu nhanh chóng.

Trẻ bị đau đầu:

  • Bé xuất hiện các cơn đau ngay sau khi gặp phải va đập chấn thương, cơn đau diễn ra khá dài và không thể thuyên giảm.
  • Bé bị đau nhiều lần trong ngày, các cơn đau có xu hướng tăng mạnh hơn.
  • Cơn đau có thể diễn ra bất ngờ, bé cho biết cảm giác đau rất nặng.
  • Trẻ đau đầu và có thêm triệu chứng tinh thần mất tỉnh táo, nói mớ, cổ và gáy bị tê cứng, thị lực giảm đột ngột, luôn buồn ngủ.

Trẻ bị buồn nôn chóng mặt:

  • Bé thường xuyên buồn nôn và chóng mặt, đôi khi bị ngất xỉu.
  • Nhịp tim đập rất nhanh, bé có dấu hiệu đau tức ngực.
  • Đôi lúc có triệu chứng co giật chân tay hoặc co giật mặt.

Giải pháp khắc phục cho trẻ bị đau đầu buồn nôn

Khi bé bị đau đầu và buồn nôn, cha mẹ nên làm gì để giúp con cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn? Trước tiên, phụ huynh cần nắm được những biện pháp khắc phục tạm thời, sau đó cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám chi tiết.

Phương pháp xử lý tại chỗ

Nếu phụ huynh nhận thấy con có dấu hiệu đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, cần tránh để con vận động mạnh. Khi này, phụ huynh đưa con vào phòng nghỉ ngơi, đảm bảo có không gian yên tĩnh và không có ánh sáng chói mắt. Nên để con uống nước trái cây, nước lọc, ăn đồ nhẹ.

  • Khi trẻ nằm nghỉ, cần đặt thêm gối ở dưới chân để con kê chân cao hơn tim, điều này sẽ giúp cơ thể con cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Nếu con có dấu hiệu nóng bức, đổ mồ hôi, chỉ nên quạt nhẹ nhàng, không để điều hòa lạnh sâu hoặc bật quạt gió quá lớn.
  • Phụ huynh có thể chườm ấm lên vùng cổ, đầu hoặc chườm mát ở trán, mắt, cổ để giảm cơn đau, hạn chế các căng thẳng thần kinh và giúp con dịu cảm giác buồn nôn.
  • Sau một vài giờ nghỉ ngơi nhưng con vẫn có dấu hiệu đau đớn, cần đưa con tới cơ sở y tế để thăm khám, thực hiện chỉ dẫn chăm sóc theo sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
dau-dau-buon-non-o-tre-em-4.jpg
Phụ huynh giảm đau đầu buồn nôn cho con bằng các cách chườm

Phương pháp chăm sóc y tế

Sau khi tới các bệnh viện, cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát cho trẻ. Kết hợp thêm một số kỹ thuật chiếu chụp, xét nghiệm để đánh giá, nhận biết các bất thường. Sau đó, trẻ sẽ được kê đơn thuốc phù hợp nhằm điều trị bệnh lý, đẩy lùi các biểu hiện khó chịu.

  • Theo đó, bé có thể sử dụng thuốc Paracetamol, Ibuprofen hoặc Acetaminophen với các liều lượng khác nhau. Những loại thuốc này đều cho hiệu quả giảm đau cũng như dịu cảm giác buồn nôn khá tốt. Nhưng đồng thời cũng sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt với những trẻ có cơ địa nhạy cảm.
  • Phụ huynh cũng cần lưu ý rằng, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà cho trẻ. Bởi điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bé thậm chí bị ngộ độc thuốc rất nguy hiểm.
  • Với những bé có bệnh lý liên quan tới não bộ, có thể sẽ cần thực hiện phẫu thuật để có thể loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh. Khi này, phụ huynh cũng cần chú ý thực hiện đúng những chỉ dẫn chăm sóc từ các bác sĩ để giúp con có thể bình phục nhanh hơn.

Ngoài ra, chế độ ăn uống của con cũng cần cân bằng các dưỡng chất, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp. Các thực phẩm chứa nhiều màu thực phẩm, phụ gia. Nên khuyến khích con tập thể dục, thể thao, vui chơi giải trí với các bộ môn phù hợp để nâng cao sức khỏe tổng thể.

dau-dau-buon-non-o-tre-em-5.jpg
Nên khuyến khích con tập thể dục thể thao

Đau đầu buồn nôn ở trẻ em là vấn đề không thể xem nhẹ. Bé có thể bị bởi vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tổng thể. Do đó, phụ huynh nên chú ý theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của con, áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp. Nếu nhận thấy các triệu chứng diễn biến đột ngột phức tạp, cần nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và điều trị triệt để.

Tìm hiểu:

Ngày đăng 10:51 - 09/10/2023 - Cập nhật lúc:10:29 sáng
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn