Đau Đầu Căng Thẳng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Đau Đầu Căng Thẳng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Đau đầu căng thẳng có phải bệnh lý nguy hiểm không, nên điều trị như thế nào để cho hiệu quả tốt nhất? Hiện nay, rất nhiều người đang gặp phải thể bệnh này nhưng chưa biết cách xử lý phù hợp, từ đó khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để có thêm được nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất, bạn đọc không nên bỏ lỡ những thông tin dưới đây.

Đau đầu căng thẳng thần kinh là gì?

Đau đầu căng thẳng là một trong những thể bệnh rất thường gặp hiện nay, xuất hiện ở cả người già và trẻ tuổi. Bệnh tuy không có mức độ nghiêm trọng như nhiều dạng đau đầu khác nhưng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh.

Bệnh nhân thường sẽ có cảm giác đau căng hai bên đầu, kéo theo cảm giác nhức ở hốc mắt. Mức độ ngày càng tăng nặng, khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi.

Theo đó, đau đầu dạng căng thẳng sẽ có thể kéo dài trong nhiều ngày, các đợt đau xuất hiện liên tục và có xu hướng tái phát vào ban ngày nhiều hơn. Bệnh nhân nếu không chữa trị sớm sẽ ngày càng trở nên căng thẳng.

dau-dau-cang-thang-1.jpg
Đau đầu căng thẳng xuất hiện ở cả người già và trẻ

Nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng nhức đầu

Các bác sĩ cho biết, bệnh đau đầu căng thẳng chủ yếu xảy ra bởi tâm lý stress lo lắng cá độ, cùng với đó là một số thói quen sinh hoạt chưa điều đồ và những yếu tố tác động nhỏ khác. Cụ thể nguyên nhân gồm có:

Stress liên tục

Hiện nay, stress là vấn đề rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là giới trẻ. Các áp lực liên quan tới học tập, công việc, tiền bạc, gia đình,… dễ gây áp lực, tạo sự căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ thường tiêu cực. Chính bởi yếu tố này, lượng hormone cortisol sẽ được tăng cường gia tăng, vượt mức cho phép dẫn tới nhịp tim đập nhanh, huyết áp cao, cản trở quá trình máu lưu thông đi khắp cơ thể và não bộ, do đó bệnh đau đầu căng thẳng rất dễ hình thành.

Bệnh rối loạn tiền đình

Có thể bạn chưa biết, rối loạn tiền đình chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức đầu căng thẳng. Bởi khi này, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, rối loạn các tín hiệu truyền dẫn thông tin, vai trò hoạt động ban đầu bị mất phương hướng sẽ gia tăng phát ra nhiều biểu hiện lo âu, căng thẳng, đầu đau nhức và có thể mất ngủ kéo dài.

Đau đầu căng thẳng do thay đổi thất thường của thời tiết

Đau đầu căng thẳng mất ngủ sẽ xảy ra khi những người có sức khỏe kém, hệ miễn dịch và đề kháng không tốt gặp phải sự thay đổi thất thường của thời tiết. Không khí đổi nóng lạnh liên tục, độ ẩm thấp, áp suất tăng cao đều trực tiếp tạo áp lực lên dây thần kinh cũng như vùng xoang và tai. Ngoài ra, nếu phải ở những môi trường quá nóng trong thời gian dài, cơ thể mất nước cũng sẽ gây ra đau đầu căng thẳng.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài vấn đề rối loạn tiền đình, stress hay thời tiết thất thường, đau đầu căng thẳng còn được xác định sẽ dễ dàng bùng phát hơn nếu gặp phải các yếu tố dưới đây:

  • Thường xuyên uống bia, rượu và sử dụng nhiều chất kích thích.
  • Bị tai nạn, chấn thương tại vùng đầu.
  • Sinh sống, làm việc ở các khu vực có nhiều tiếng ồn, nhiều loại ánh sáng cường độ mạnh.
dau-dau-cang-thang-2.jpg
Bệnh có thể xảy ra do rối loạn tiền đình

Dấu hiệu nhận biết bệnh từ sớm

Để nhanh chóng chấm dứt bệnh lý, việc nhận biết triệu chứng và đi thăm khám từ sớm là rất cần thiết. Theo đó, có thể kể tới một số dấu hiệu đặc trưng nhất là:

  • Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau đầu căng tức kéo từ thái dương lan sang hai bên, đau có thể bao trùm toàn đầu. Mức độ cơn đau thường bắt đầu từ nhẹ tới nặng.
  • Khi đi ngủ thường trằn trọc, mộng mị, đôi lúc xuất hiện cảm giác nhói trên đầu nhưng cũng biến mất nhanh chóng.
  • Thường xuyên mất tập trung, tâm trạng luôn dễ nổi nóng, tức giận.
  • Người bệnh cũng rất nhạy cảm với các âm thanh và nguồn sáng.

Nhức đầu căng thẳng có biến chứng gì không?

Bệnh đau đầu căng thẳng khi kéo dài hoàn toàn có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn với các biến chứng như:

Thể lực và khả năng ghi nhớ giảm sút

Thực tế, các cơn đau đầu căng thẳng khi không được đẩy lùi bằng những biện pháp phù hợp, bệnh nhân sẽ chịu nhiều tổn thương liên quan tới cả thể chất và hoạt động của não bộ. Lúc này, bệnh nhân liên tục bỏ ăn, ăn uống không ngon miệng vì cơ thể chịu áp lực, không đủ khả năng sản sinh ra các axit amin tạo cảm giác thèm ăn.

Bên cạnh đó, đau đầu gây nhiều sức ép lên hoạt động của hệ thống thần kinh, dễ làm bệnh nhân thay đổi tâm lý sẽ sản sinh biến chứng giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Cơ thể thường khá lờ đờ, mệt mỏi, không muốn vận động hoặc tập trung làm một việc gì đó.

Giảm chất lượng giấc ngủ

Đây là biến chứng rất nhiều người gặp phải hiện nay khi mắc bệnh đau đầu căng thẳng. Do các cơn đau diễn ra tương đối nhiều ngày nên sẽ làm bệnh nhân cảm thấy bức bối khó chịu, về đêm dễ trằn trọc, ngủ không ngon giấc, thường bị giật mình giữa đêm. Giấc ngủ bị rối loạn trong thời gian dài sẽ nhanh chóng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Có nguy cơ trầm cảm

Trầm cảm là bệnh lý đáng lo ngại, vì người bệnh thường rơi vào trạng thái suy nghĩ bất an, mất khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, dễ sinh ra sinh ra tâm lý tiêu cực. Đây được coi là biến chứng nặng nhất ở những bệnh nhân mắc đau đầu căng thẳng trong thời gian dài.

Thông tin hữu ích: Đau Đầu 2 Bên Thái Dương Là Gì? Chữa Trị Thế Nào Hiệu Quả?

Chẩn đoán bệnh thế nào?

Bệnh đau đầu căng thẳng cần phải điều trị sớm để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Theo đó, trước tiên cần phải có quá trình thăm khám chi tiết bởi các bác sĩ. Bệnh nhân sẽ được hỏi về các dấu hiệu đau nhức, thời điểm xuất hiện đau và các đợt bệnh tái phát cách nhau bao lâu. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ xem xét tới yếu tố môi trường sống, đánh giá mức độ áp lực tâm lý cũng như những thói quen ăn uống nghỉ ngơi của người bệnh.

Tiếp theo, một số phương pháp xét nghiệm sẽ được thực hiện để đưa ra được những chẩn đoán chính xác nhất.

  • Chụp X-quang: Đánh giá các tổn thương ở xoang và một số vùng liên quan vì đây cũng có thể là yếu tố kích thích xuất hiện đau đầu.
  • Chụp CT: Đưa ra hình ảnh tổng quát của não bộ, qua đó xác định được những tổn thương gây ra đau đầu.
  • Chụp MRI: Mang tới những kết quả đánh giá chi tiết hơn về những chèn ép tại hệ thống dây thần kinh, mạch máu trong não bộ.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích loại bỏ các yếu tố tổn thương trong mạch máu.
dau-dau-cang-thang-4.jpg
chụp X-quang giúp đánh giá tình trạng tổn thương ở não bộ

Cách làm giảm đau đầu khi căng thẳng tốt nhất

Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị đau đầu căng thẳng hiện nay. Theo đó, bệnh nhân cần phải thực hiện theo đúng những hướng dẫn từ bác sĩ để giúp bệnh nhanh thuyên giảm, không xảy ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Một số hướng chữa bệnh có thể tham khảo gồm:

Y học hiện đại

Tây y từ lâu đã nghiên cứu phát triển ra nhiều loại thuốc trị đau đầu căng thẳng khá tốt, giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm cơn đau, giảm tải áp lực ở hệ thống thần kinh, kích thích giấc ngủ ngon hơn. Theo đó, thuốc sẽ có sự khác biệt về chủng loại cũng như liều lượng giữa từng người. Bệnh nhân có thể tìm hiểu thông tin về một số loại thuốc dưới đây:

  • Nhóm thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs: Thường sẽ sử dụng Naproxen, Ibuprofen hoặc Aspirin để giảm cơn đau nhanh chóng cũng như phòng ngừa viêm nhiễm tại hệ thống thần kinh.
  • Nhóm giảm đau mạnh: Bệnh nhân có thể được chỉ định uống Ketorolac, Indomethacin, Ketoprofen với tác dụng nhanh chóng, mạnh mẽ, giảm cơn đau ngay tức thì.
  • Thuốc giãn cơ: Hạn chế áp lực chèn ép lên hệ thống dây thần kinh. Tùy vào từng trường hợp, bệnh nhân sẽ uống Cyclobenzaprine hoặc Methocarbamol.
  • Thuốc chống động kinh: Có thể dùng loại Phenobarbital, Topiramate đều cho tác dụng rất tốt.
  • Thuốc chống trầm cảm: Amitriptylin, Nortriptyline dùng cho các đối tượng bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm, mất khả năng kiểm soát cảm xúc.
  • Nhóm thuốc SSRI: Là thuốc ức chế quá trình tái hấp thu serotonin có chọn lọc. Có thể dùng một trong những loại gồm: Venlafaxine, Paroxetine hoặc Fluoxetine.
dau-dau-cang-thang-5.jpg
Thuốc Tây giảm đau nhức đầu rất nhanh

Thuốc Đông y chữa đau đầu căng thẳng an toàn

Đông y có khá nhiều bài thuốc cho tác dụng tốt, hiệu quả và an toàn trong việc điều trị đau đầu căng thẳng. Bệnh nhân khi sử dụng sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt, thần kinh thư giãn, ăn ngon, ngủ ngon hơn. Thuốc còn cho tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường chức năng hoạt động cho tim mạch, não bộ rất đáng kể.

Những bài thuốc trị đau đầu căng thẳng nhiều người dùng hiện nay gồm có:

Bài thuốc số 1:

  • Dược liệu: Tang ký sinh, thạch quyết minh, phục linh, câu đằng, hoàng cầm, chi tử, dạ giao đằng.
  • Cách sử dụng: Bài thuốc đem sắc với 600 – 700ml nước, đợi nước thuốc rút bớt ½ sẽ lấy ra uống theo 2 – 3 bữa mỗi ngày.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Xuyên khung, hà thủ ô, ngưu tất, tang ký sinh, a giao, bạch thược, thục địa, long nhãn, kỷ tử.
  • Cách sử dụng: Cho thuốc sắc với 1 lít nước đến khi còn 2 bát. Nước thuốc uống ấm để có thể phát huy toàn bộ công dụng.

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Thục địa, phục linh, bạch cúc hoa, sơn thù, câu kỷ tử, sơn dược, trạch tả, đan bì.
  • Cách sử dụng: Thuốc dùng theo cách tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa khoảng 10g pha cùng nước ấm.
dau-dau-cang-thang-6.jpg
Các bài thuốc Đông y trị đau đầu an toàn

Mẹo dân gian hỗ trợ giảm cơn đau

Bên cạnh thuốc Đông y hay Tây y, có một số mẹo dân gian cũng được sử dụng khá rộng rãi để đẩy lùi đau đầu căng thẳng. Bệnh nhân nếu ở mức độ nhẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Sử dụng tinh dầu: Khi thoa tinh dầu sả, oải hương lên thái dương và massage nhẹ nhàng, cơn đau đầu sẽ giảm đi đáng kể, tinh thần thư giãn, thoải mái hơn. Đồng thời, bạn cũng sẽ có được những giấc ngủ chất lượng, ngủ sâu giấc hơn rõ rệt.
  • Ăn gừng tươi: Bệnh nhân có thể ăn một miếng gừng nhỏ hoặc pha trà gừng. Đây cũng là nguyên liệu nổi tiếng với khả năng giảm đau, giảm hoa mắt chóng mặt, giúp cơ thể thư giãn dễ chịu.
  • Xông thảo dược: Kết hợp lá tía tô, lá sả, chanh, hương nhu, lá bưởi và nấu nước xông hơi là giải pháp được rất nhiều người bệnh đánh giá cao. Theo đó, tinh thần được giải tỏa áp lực, não bộ giảm bớt căng thẳng, cơn đau dịu đi tức thời.
dau-dau-cang-thang-7.jpg
Gừng được nhiều người lựa chọn sử dụng

Chế độ ăn uống khi bị đau đầu căng thẳng

Việc ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn tới quá trình điều trị bệnh đau đầu căng thẳng. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, rất nhiều loại thực phẩm khác nhau có tác dụng giảm đau đầu, hạn chế áp lực thần kinh nhờ vào lượng dưỡng chất dồi dào. Tuy nhiên, cũng có những đồ ăn, thức uống có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo đó, khi xây dựng thực đơn ăn uống, bệnh nhân nên lưu ý tới những nhóm thực phẩm sau.

Nên ăn:

  • Các loại cá béo: Omega 3 và DHA, EPA trong cá béo đều cho tác dụng giảm viêm, giảm đau rất tốt, hỗ trợ đẩy lùi đau đầu căng thẳng và nhiều thể đau đầu khác một cách rõ rệt. Bạn có thể ăn cá chim, cá hồi, cá thu, cá tuyết,…
  • Trái cây, rau củ: Các loại trái cây và rau củ tươi đều chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ và các khoáng chất có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa, hạn chế hoạt động của gốc tự do, giảm cơn đau cũng như hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ tuần hoàn.
  • Uống nhiều nước: Nước sẽ hỗ trợ tốt cho mọi hoạt động của cơ thể, đặc biệt quá trình đào thải độc tố và vận chuyển máu. Để giảm cơn đau đầu căng thẳng tốt nhất, bệnh nhân nên uống nhiều nước mỗi ngày, có thể uống cả trà thảo mộc cũng rất có lợi.

Nên tránh:

  • Các đồ uống có cồn, chất kích thích: Bệnh nhân nên hạn chế việc sử dụng bia, rượu, cà phê, những loại đồ uống có cồn, chất kích thích để không gia tăng áp lực lên hệ thần kinh.
  • Các đồ ăn nhiều bột ngọt: Đây là một loại gia vị có tác dụng làm món ăn đậm đà hơn, nhưng nên dùng nhiều sẽ gây đau nhức đầu hơn, cơn đau diễn ra mạnh mẽ và liên tục.
dau-dau-cang-thang-8.jpg
Nên ăn nhiều hoa quả và rau củ tươi

Cách phòng tránh bệnh căng thẳng nhức đầu

Bệnh đau đầu căng thẳng được phòng ngừa bằng nhiều biện pháp khác nhau, theo đó, chúng ta có thể áp dụng những cách dưới đây:

  • Luôn uống đủ nước hàng ngày để duy trì tốt các hoạt động chức năng. Nếu bạn vận động nhiều, cơ thể toát mồ hôi càng cần phải bổ sung lượng nước đầy đủ hơn.
  • Sinh hoạt điều độ, khoa học, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo các cơ quan được nghỉ ngơi, hồi phục. Tốt nhất nên đi ngủ trước 11h và dành khoảng 30 phút mỗi trưa để chợp mắt. Như vậy, cơ thể chúng ta sẽ luôn khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng.
  • Tập luyện thể dục thể thao cũng là cách để ngăn ngừa đau đầu căng thẳng hiệu quả. Bạn có thể tập khoảng 30 phút bằng cách đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, chơi cầu lông, yoga,… đều sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe tổng thể, giảm các yếu tố gây hại. Ngoài ra, tinh thần cũng sẽ thư giãn hơn, giải tỏa các áp lực tâm lý.
  • Không nên thức khuya làm việc liên tục hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Cần dành thời gian đi lại vận động nhẹ nhàng thường xuyên trong ngày để cơ thể được thư giãn, giảm áp lực.
  • Nên hạn chế tối đa việc uống rượu bia và dùng nhiều chất kích thích khác.
  • Duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái, có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc không lời, thiền, đọc sách hoặc trà đạo đều có tác dụng rất tốt.

Đau đầu căng thẳng có thể xảy ra ở bất cứ ai với các mức độ khác nhau. Theo đó, cần có các biện pháp chữa trị từ sớm, uống thuốc đúng đơn, chú ý tới vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi thật cẩn thận để chấm dứt bệnh nhanh nhất. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp cho bệnh nhân thuận tiện hơn trong việc phục hồi sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

Đừng bỏ qua:

Ngày cập nhật:09:10 sáng
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn