Đau Đầu Sau Tai Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Thế Nào Tốt Nhất?

Đau Đầu Sau Tai Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Thế Nào Tốt Nhất?

Đau đầu sau tai là bệnh lý không còn xa lạ, bệnh nhân xuất hiện các cơn đau nhức vùng sau tai với các mức độ khác nhau. Thực tế, đây có thể là cảnh báo cho một số bệnh lý nào đó không thể xem nhẹ. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh trong bài viết này của chúng tôi.

Đau đầu sau tai là gì?

Đau đầu phía sau tai phải và tai trái là biểu hiện đau nhức tập trung tại vùng sau tai, có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên. Bệnh không phân biệt đối tượng nam nữ hay già trẻ. Mặc dù không phổ biến như nhiều thể đau đầu khác nhưng đây vẫn là tình trạng không ít người gặp phải hiện nay. Theo đó, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khởi phát để có biện pháp xử lý, điều trị phù hợp ngay từ sớm giúp bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

đau đầu sau tai
Đau đầu sau tai là cơn đau xảy ra ở sau 1 hoặc cả 2 bên tai

Nguyên nhân đau đầu vùng sau tai

Chứng đau đầu sau tai xảy ra do nguyên nhân nào là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Theo đó, tình trạng này này được các bác sĩ xác định có các yếu tố tác động sau đây:

Bệnh viêm xương chũm

Viêm xương chũm là bệnh lý khá thường gặp hiện nay, xảy ra với các tổn thương tương đối nghiêm trọng, kéo từ khu vực xương chũm lan sang tai giữa. Bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau đầu sau tai tương đối nặng, cơn đau nhói, đau giật dữ dội. Thậm chí, ở các trường hợp nghiêm trọng, đau nhức có thể kéo lan khắp thái dương, hình thành đau nửa đầu, đỉnh đầu. Phần quai hàm cũng bị ảnh hưởng khá nhiều.

Ngoài ra, các biểu hiện thường gặp của viêm xương chũm còn là tai chảy nhiều dịch, xương chũm sưng đỏ, giảm khả năng thính giác, đau đầu mệt mỏi, sốt cao.

Đau đầu sau tai do rối loạn khớp thái dương hàm

Đau đầu ở vị trí sau tai cũng được các chuyên gia xác định có nguyên nhân gây ra bởi chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Cụ thể, khi phần khớp này xảy ra các tổn thương gây ảnh hưởng chức năng hoạt động sẽ gây ra các cơn đau lan ra sau tai, vùng gần thái dương luôn đau nhức khó chịu, có thể từ mức độ âm ỉ tới dữ dội và kéo dài liên tục nhiều giờ. Bệnh nhân còn giảm khả năng nói chuyện, ăn uống.

Đau thần kinh chẩm

Đau đầu sau tai phải, trái còn bởi bệnh đau dây thần kinh chẩm. Dạng tổn thương này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Các dây thần kinh khi bị chèn ép áp lực quá lớn, bị viêm nhiễm sẽ nhanh chóng gây ra các cơn đau, đau nửa đầu khá dai dẳng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị đau ở cả hai bên đầu, vùng hốc mắt cũng tương đối nhức, gây nhiều cản trở trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Bệnh lý nha khoa

Có một số bệnh nha khoa gây ra tình trạng đau đầu ở sau tai như áp xe răng, viêm nhiễm răng miệng. Bệnh nhân thường sẽ xuất hiện cảm giác đau nhói ở vùng vành sau tai, cơn đau đến tương đối dữ dội và thường kéo dài nhiều giờ.

đau đầu sau tai
Rối loạn khớp thái dương hàm sẽ gây ra đau đầu

Triệu chứng đau đầu sau tai thế nào?

Nhìn chung, các cơn đau đầu sau tai có mức độ biểu hiện nặng hay nhẹ còn tùy vào bệnh lý nền bạn đang gặp phải. Ngoài ra, cũng có sự liên quan tới cách chăm sóc cơ thể cũng như điều kiện môi trường xung quanh. Hiện nay, đa phần người bệnh sẽ có các dấu hiệu gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau nhói, đau giật bất ngờ ở sau tai, có thể là tai trái, tai phải hoặc cả hai bên.
  • Cơn đau lan ra từ sau tới hai bên đầu và thái dương rất khó chịu.
  • Một số người có thể bị đau cả vùng cổ, da đầu luôn trong trạng thái căng tức.
  • Hốc mắt bị đau nhức, gây giảm thị lực cùng thính lực.
  • Nhạy cảm hơn với các loại ánh sáng và âm thanh. Đặc biệt nếu tiếp xúc với nguồn sáng cường độ mạnh sẽ càng thấy khó chịu hơn.
đau đầu sau tai
Bệnh nhân đau cả hốc mắt và thái dương

Cách chẩn đoán đau đầu sau tai hiện nay

Đối với tình trạng đau đầu sau tai, bệnh nhân cần sớm đến bệnh viện thăm khám để kịp thời có biện pháp điều trị. Theo đó, những phương pháp chẩn đoán được áp dụng nhiều trong thời gian gần đây là:

  • Xét nghiệm chiếu chụp hình ảnh đối với bệnh nhân nghi ngờ rối loạn khớp thái dương hàm. Có thể áp dụng chụp X-quang, CT, MRI cộng hưởng từ.
  • Sử dụng thuốc chặn thần kinh nhằm đánh giá chức năng hoạt động ở thần kinh chẩm.
  • Nuôi cấy dịch tai khi có các dấu hiệu viêm xương chũm, viêm nhiễm tai giữa hoặc một số bệnh lý khác liên quan tới hệ thống tai – mũi – họng.
  • Ngoài ra, ở một số trường hợp đặc biệt, có thể bệnh nhân cần phải làm xét nghiệm máu.

Phương pháp chữa trị bệnh cho hiệu quả cao nhất

Việc chữa trị chứng nhức đầu sau tai cần phụ thuộc nguyên nhân bệnh lý. Theo đó, bệnh nhân có thể tham khảo một số hướng khắc phục trong từng trường hợp dưới đây:

  • Bệnh viêm xương chũm

Để điều trị đau đầu sau tai do viêm xương chũm, các bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc kháng sinh với liều lượng từ nhẹ tới mạnh. Thuốc dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch dựa theo tình hình thực tế của bệnh nhân. Trong trường hợp viêm nhiễm không thể kiểm soát bằng thuốc, các cơn đau đầu ngày càng xuất hiện nhiều sẽ phải  phẫu thuật màng nhĩ để xử lý tổn thương.

Tìm hiểu thêm: 13 Thuốc Chữa Đau Đầu Hiệu Quả Xoa Dịu Nhanh, An Toàn Sức Khỏe

  • Rối loạn khớp thái dương hàm

Đối với tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc giãn cơ, giảm đau, chống viêm. Nếu bệnh ở mức độ nghiêm trọng sẽ tiêm thuốc Corticosteroid. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các dụng cụ nẹp miệng, phẫu thuật mở khớp hàm hoặc nội soi nhằm triệt để chấm dứt rối loạn khớp, qua đó các cơn đau đầu sau tai trái, phải sẽ khỏi hẳn.

  • Đau dây thần kinh chẩm

Thông thường, ở những ca bệnh này sẽ dùng thuốc giảm đau, chống viêm trước tiên. Qua đó, các cơn đau nhức ở đầu và nhiều vị trí khác sẽ được kiểm soát hiệu quả. Khi các triệu chứng trở nặng, có thể cần tiêm Corticosteroid nhằm giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Ngoài ra, với bệnh đau dây thần kinh chẩm, các bác sĩ cũng thường khuyến cáo bệnh nhân nên cân bằng việc nghỉ ngơi và lao động. Tránh ngồi một chỗ làm việc quá lâu với các thiết bị điện tử vì sẽ gây gia tăng áp lực lên các rễ thần kinh. Khi này cơn đau đầu sau tai càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn cũng có thể kết hợp một số phương pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, thư giãn thiền định để cho kết quả điều trị tốt như mong đợi.

đau đầu sau tai
Các loại thuốc điều trị sẽ tùy vào từng loại bệnh

Nên ăn gì và kiêng gì khi bị đau đầu sau tai

Nên ăn gì và kiêng những gì để có thể chấm dứt cơn đau đầu sau tai nhanh hơn cũng là chủ đề bệnh nhân không nên bỏ qua. Theo đó, trong chế độ ăn uống mỗi ngày, bạn nên sử dụng cũng như kiêng các loại thực phẩm sau:

  • Ăn nhiều rau củ quả tươi để cung cấp các chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể cũng như hoạt động của não bộ, hạn chế mất nước vì cơ thể thiếu nước cũng là nguyên nhân gia tăng xuất hiện đau đầu.
  • Bổ sung các loại hạt, cá béo để cung cấp omega 3 cùng những axit béo có lợi giúp tăng cường hoạt động tuần hoàn não bộ.
  • Uống 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống thêm nước ép hoa quả hoặc sinh tố đều rất tốt.
  • Tránh uống các loại bia rượu và cà phê, các thức uống có cồn, chất kích thích sẽ gây gia tăng phản ứng viêm, làm cơn đau đầu sau tai trở nặng hơn.
  • Không nên ăn các thực phẩm nhiều chất bảo quản, đồ đông lạnh, đóng hộp.

Phòng tránh đau đầu sau tai bằng cách nào?

Hiện nay, chúng ta có khá nhiều cách để phòng ngừa tình trạng đau đầu sau tai cũng như các thể đau đầu khác. Có thể thực hiện một số biện pháp cho tác dụng tốt dưới đây:

  • Luôn có tư thế ngồi làm việc phù hợp, không nên ngồi quá lâu trước màn hình máy tính, nên đứng dậy đi lại để thư giãn gân cốt cũng như cột sống, giải tỏa tinh thần.
  • Nằm ngủ không kê gối quá cao, không nằm ngủ gục trên bàn.
  • Nên thực hiện các động tác xoa bóp, massage vùng đầu thường xuyên, đặc biệt khi bạn phải chịu nhiều căng thẳng stress.
  • Ăn uống đầy đủ chất, cân bằng các khoáng chất và vitamin để hoạt động ở não bộ luôn được ổn định.
  • Thăm khám sức khỏe ít nhất 2 lần mỗi năm để kịp thời phát hiện các bệnh lý có khả năng gây ra đau đầu sau tai.

Đau đầu sau tai là một trong những thể đau đầu gây ra các đợt khó chịu dữ dội cho bệnh nhân. Theo đó, cần áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp lối sinh hoạt và ăn uống phù hợp để có thể chấm dứt bệnh nhanh chóng và an toàn nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày cập nhật:09:49 sáng
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn