Mất Ngủ Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Mất Ngủ Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Mất ngủ sau sinh là tình trạng phổ biến thường xảy ra trong giai đoạn đầu chăm sóc con nhỏ. Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất mà còn làm ảnh hưởng tới tinh thần và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và làm cách nào để khắc phục hiệu quả? Nội dung bài viết dưới đây của Đông Trùng Vietfarm sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 

Mất ngủ sau sinh là bệnh gì?

Mất ngủ sau sinh là tình trạng chị em khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, hay thức giấc giữa đêm. Mặc dù khó ngủ sau sinh là tình trạng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng gặp phải. Được biết, sau khi sinh bị mất ngủ sẽ kết thúc khi bé được 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, có không ít trường hợp có thể kéo dài dẫn tới mất ngủ mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tinh thần. 

Mất ngủ sau sinh là tình trạng khá phổ biến
Mất ngủ sau sinh là tình trạng khá phổ biến

Người lớn cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, tuy nhiên những bà mẹ sau sinh trong 6 tuần đầu thường chỉ ngủ được 5 – 6 giờ. Thậm chí nhiều trường hợp chỉ ngủ được 2 – 3 tiếng hoặc không ngủ được. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ nên tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra để tránh các biến chứng nguy hiểm, nhất là trầm cảm. 

Xem thêm: Mất ngủ khi mang thai là gì? Các cách cải thiện mất ngủ

Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh

Nguyên nhân gây ra hiện tượng khó ngủ sau khi sinh phổ biến nhất đều có liên quan tới những yếu tố sau:

  • Rối loạn nội tiết tố: Hàm lượng progesterone trong cơ thể phụ nữ sau sinh sẽ giảm đột ngột, kể cả hormone melatonin. Khi lượng hormone này bị giảm mà không có biện pháp cải thiện, chị em sẽ khó có một giấc ngủ ngon và sâu giấc. 
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm: Cơ thể phụ nữ sau sinh sẽ hoạt động hết năng suất để giúp làm sạch lượng chất lỏng còn đọng lại trong thời kỳ mang thai. Vậy nên, về đêm, mẹ bỉm có thể bị đổ mồ hôi nhiều dẫn tới tình trạng mất ngủ
  • Cho con bú: Nếu cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian đầu sau sinh, việc mất ngủ sau sinh là điều khó tránh khỏi. Bởi mẹ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để cho con bú, dỗ bé ngủ. Lúc này mẹ khó có thể quay lại giấc ngủ, thậm chí là thức tới sáng. Trường hợp bú bình cũng tương tự, bạn cần thức dậy pha sữa cho con. 
  • Rối loạn tâm trạng sau sinh: Căng thẳng, lo lắng trước và sau sinh vì lần đầu làm mẹ vì không biết làm sao để chăm lo con tốt, khỏe mạnh. Hoặc ảnh hưởng từ nỗi lo tài chính khiến mẹ dễ bị trầm cảm, mà dấu hiệu đầu tiên của trầm cảm là tình trạng mất ngủ kéo dài. 
  • Thiếu sắt: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ cần nhu cầu sắt cao hơn bình thường. Chưa kể, quá trình sinh nở bị mất máu khiến mẹ bị thiếu sắt, mà sắt lại có ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Vậy nên nếu bạn không cung cấp đủ sắt cho cơ thể, tình trạng mất ngủ có thể xảy ra. 
  • Bị đau sau sinh: Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh khá phổ biến là do sự thay đổi vùng chậu, do vết mổ cắt may tầng sinh môn, mổ bắt con khiến người phụ nữ bị đau. Phải mất một thời gian khá lâu cơ thể mẹ mới có thể phục hồi nên trong thời gian này mẹ bỉm sẽ bị mất ngủ. 

Xem thêm: Mẹ bầu mất ngủ đêm nên điều trị như thế nào cho hiệu quả

Triệu chứng mất ngủ sau sinh

Chứng mất ngủ sau khi sinh thường được biểu hiện thông qua nhiều triệu chứng khác nhau như:

  • Khó ngủ về đêm.
  • Thường bị thức dậy nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại.
  • Thức dậy quá sớm.
  • Có cảm giác mệt mỏi sau khi thức giấc, luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được.
  • Khó chịu, dễ cáu gắt, nhiều trường hợp còn có dấu hiệu trầm cảm.
  • Khó tập trung vào công việc, hay quên, dễ sai sót và dễ gây tai nạn khi làm việc, di chuyển.
  • Luôn lo lắng về giấc ngủ, ngủ không an giấc, bị mơ ngủ. 
Có cảm giác mệt mỏi, khó chịu và dễ cáu gắt
Có cảm giác mệt mỏi, khó chịu và dễ cáu gắt

Hậu quả của chứng mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh có thể tự hết sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu mất ngủ kéo dài, chúng có thể để lại hàng loạt hệ lụy nguy hiểm với sức khỏe kể cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Nếu không kịp thời cải thiện chất lượng giấc ngủ, khắc phục nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, mẹ sẽ khó tỉnh táo để có thể chăm sóc trẻ đúng cách. Chưa kể, ngủ ít sẽ khiến cơ thể suy nhược, làm giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh lý. Khi cơ thể của mẹ yếu đi, chất lượng sữa cũng bị ảnh hưởng, trẻ cũng dễ bị lây bệnh từ mẹ. 

Ngoài ra, chứng mất ngủ, khó ngủ sau sinh còn ảnh hưởng tới tâm trạng người mẹ. Chị em lúc này sẽ hay có cảm giác buồn bã, thất vọng, chán nản, không còn tâm trạng chăm sóc con cái, dễ cáu gắt với những người xung quanh. Từ đó làm ảnh hưởng tới mối quan hệ gia đình. 

Nên xem: Mất ngủ mắt thâm quầng nên xử lý như thế nào?

Cách trị mất ngủ sau sinh hiệu quả

Cơ thể phụ nữ sau sinh rất nhạy cảm và còn khá yếu nên để đảm bảo an toàn, tránh ảnh hưởng tới mẹ và bé, các bạn cần tới cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Thuốc chữa mất ngủ sau sinh

Biện pháp sử dụng thuốc để chữa mất ngủ sau sinh thường không được khuyến khích sử dụng, nhất là trong trường hợp cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu tình trạng mất ngủ quá nghiêm trọng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc tân dược. Bởi một số thành phần có trong thuốc có thể làm ảnh hưởng tới mẹ và bé. 

Dưới đây là một số loại thuốc chữa mất ngủ sau sinh mà mẹ có thể được chỉ định sử dụng:

  • Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng các loại thuốc có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon như Phenobarbital, Rotunda, Bromazepam, Zolpidem, Diazepam,…
  • Nhóm thuốc kháng histamin có tác dụng trị khó ngủ do dị ứng, ngứa như Dimedrol, Clorpheniramin, Promethazin,… 
  • Cuối cùng là thuốc an thần giúp trị mất ngủ kinh niên, lo âu quá độ như Quetiapine, Clomipramine, Olanzapine, Mirtazapine,…

Tham khảo: Thuốc uống trị mất ngủ an toàn, giúp bạn ngủ sâu

Phương pháp dân gian

Với mẹo dân gian, bạn có thể cải thiện giấc ngủ an toàn theo những cách sau:

  • Ngâm chân với nước gừng: Bạn có thể sử dụng vài lát gừng, 1 ít muối trắng bỏ vào khoảng 1 lít nước sôi. Khi nước bớt nóng hơn, bạn cho chân vào ngâm cho tới khi nước nguội, rồi lau khô chân và đi ngủ. 
Dùng gừng và muối để ngâm chân, cải thiện tình trạng mất ngủ
Dùng gừng và muối để ngâm chân, cải thiện tình trạng mất ngủ
  • Dùng trà tâm sen: Pha 1 nhóm tâm sen với khoảng 400 – 500ml nước sôi và uống mỗi ngày trước khi ngủ khoảng 2 tiếng. 
  • Dùng tinh dầu: Bạn có thể dùng tinh dầu hoa nhài, hoa oải hương, hoa hồng hay từ đàn hương để dưỡng tâm, an thần, giúp hệ thần kinh được thư giãn thoải mái và ngủ ngon hơn. 
  • Sử dụng Đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ: Nếu bị mất ngủ nhiều ngày, chị em có thể sử dụng đông trùng hạ thảo Vietfarm để chế biến cùng các món ăn, uống trà. Trùng thảo có khả năng bồi bổ sức khỏe, tăng tuần hoàn máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh chóng. 

Đọc thêm: 10 + cách chữa mất ngủ không dùng thuốc được nhiều người áp dụng

Đông y điều trị

Chị em đang bị mất ngủ sau khi sinh xong có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị mất ngủ như:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị Bán hạ 10g, trúc như 8g, phục linh 12g, sinh khương 8g, chỉ thực 12g, quất bì 10g, cam thảo 6g. Sơ chế sạch qua các nguyên liệu rồi cho vào nồi đun với 6 chén nước tới khi xuống còn 1 chén thì dùng uống hết trong ngày. 
  • Bài thuốc 2: Phục linh 14g, nhân sâm 12g, thạch xương bồ 10g, long xỉ 14g, viễn chí 10g, phục thần 14g và đơn sâm 14g. Để áp dụng bạn cần tán nhỏ các nguyên liệu, vo thành viên hoặc sắc nước uống và nên kiên trì dùng mỗi ngày. 
  • Bài thuốc 3: Hoàng liên 6gr, sinh địa 2gr, qui thân 2gr, chích thảo 2gr, Chu sa 4gr. Nghiền tất cả nguyên liệu, trộn đều thành bột hoặc nặn thành viên. Trước khi ngủ bạn dùng khoảng 4 – 12g hoặc uống ngày 3 lần pha với nước nóng để cải thiện chứng mất ngủ kéo dài. 

Đọc thêm: Hướng dẫn các cách chữa mất ngủ bằng gừng tươi hiệu quả được nhiều người áp dụng

Biện pháp phòng tránh chứng mất ngủ sau sinh

Nhiều người nghĩ rằng mất ngủ sau sinh là hiện tượng bình thường của thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên điều này lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa của bé. Chính vì thế, để hạn chế tình trạng này, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Ngủ khi bé ngủ: Đây chính là kinh nghiệm trị mất ngủ sau sinh được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Mẹ bỉm mới sinh cần được nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt là khi họ ngủ không ngon giấc vào ban đêm. Vậy nên, khi bé ngủ vào ban ngày, các mẹ cũng có thể tranh thủ thời gian này để nghỉ ngơi. 
  • Điều chỉnh thói quen ngủ: Hãy cố gắng lên giường sớm và duy trì thói quen ngủ – thức vào một giờ cố định trong ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể hiểu rằng đây là giờ ngủ và giúp bạn ngủ sâu giấc hơn. Nếu không ngủ đủ vào buổi tối vì phải cho con bú, bạn có thể ngủ thêm vào ban ngày, đảm mỗi ngày đều ngủ 7 – 8 tiếng. 
  • Hiểu thói quen của bé: Việc nắm rõ thời gian biểu – chu kỳ ngủ của trẻ sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn. 
  • Chia sẻ công việc chăm sóc con nhỏ: Chăm sóc con nhỏ là việc làm khá vất vả nên mẹ bỉm có thể chia sẻ công việc này với cha của bé hoặc những người thân trong gia đình. Sự hỗ trợ này sẽ giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi, bớt stress, áp lực hơn. 
Hãy chia sẻ công việc chăm sóc với người thân trong gia đình, đặc biệt là bố của bé
Hãy chia sẻ công việc chăm sóc với người thân trong gia đình, đặc biệt là bố của bé
  • Tránh căng thẳng, stress: Sinh xong bị mất ngủ có thể do căng thẳng, lo lắng quá mức về chuyện chăm sóc con nhỏ và phải ở nhà quá nhiều. Lúc này, bạn có thể thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, đọc sách, nấu những món ăn mới hoặc tâm sự cùng chồng, gia đình, bạn bè nhiều hơn. 
  • Hạn chế sử dụng caffeine: Những loại đồ uống có chứa caffeine dễ khiến não bộ căng thẳng gây khó ngủ. Do đó, phụ nữ sau sinh không nên uống hay ăn đồ ăn có chứa thành phần này để tránh bị mất ngủ và ảnh hưởng tới sữa mẹ. 
  • Tránh dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ, mẹ không nên sử dụng điện thoại, máy tính, tivi hoặc các thiết bị điện tử khác. Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ kích thích não bộ, làm giảm hàm lượng melatonin khiến mẹ khó ngủ. 
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng đa dạng, mọi người không nên vì mong muốn giảm cân lấy lại vóc dáng mà ăn kiêng hay nhịn ăn. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần, chất lượng sữa mà còn khiến bạn bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc. 
  • Thở sâu, kỹ thuật thư giãn cơ: Chị em nên tập thở sâu, thiền hoặc những kỹ thuật giúp cơ thể thư giãn khác vào buổi tối trước khi ngủ. 
  • Massage, bấm huyệt: Xoa bóp, massage tay, chân, lưng và bấm huyệt ở những vị trí quan trọng trên cơ thể sẽ giúp giảm cảm giác mệt mỏi. Từ đó khiến bạn cảm thấy thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Nếu được hãy dùng thêm các loại tinh dầu để massage hoặc tắm nước ấm, ngâm chân mỗi tối để cải thiện giấc ngủ. 
  • Tư thế ngủ: Nên nằm trên giường, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng một góc 45 độ có thể làm giảm đau lưng sau sinh cũng như giúp mẹ bỉm ngủ ngon hơn. 
  • Bổ sung khoáng chất: Trong các loại khoáng chất, bạn nên ưu tiên bổ sung thêm sắt và magie. Bởi đây là những thành phần khoáng chất giúp cải thiện chứng lo âu, căng thẳng, ngăn ngừa mắc trầm cảm hiệu quả. 

Đừng bỏ lỡ: Mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì? top 10 thực phẩm nên có trong thực đơn hàng ngày

Một số câu hỏi liên quan

Mất ngủ sau khi sinh là tình trạng rất đáng quan ngại, nhất là những người bị mất ngủ, khó ngủ trong thời gian dài. Dưới đây là một số thắc mắc liên quan tới tình trạng này và cách giải quyết cụ thể mà bạn đọc nên nắm được. 

Mất ngủ sau sinh nên ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, tốt cho sữa mẹ mà còn giúp bạn có một giấc ngủ ngon và đảm bảo hơn. Vậy mất ngủ sau sinh nên ăn gì, uống gì?

Sau sinh bị mất ngủ, chị em có thể thử thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình với những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như: Thịt gà, các loại hạt (hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt điều, óc chó,…), một số loại cá béo (cá hồi, cá mòi, cá thu,…) cơm trắng, các loại rau lá xanh, đậu đen, quả bơ, sữa chua ít béo,… 

Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các loại cá béo
Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các loại cá béo

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, mẹ bỉm cũng cần tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa như khoai tây chiên hay đồ ăn nhanh, đồ ngọt, caffeine, rượu bia. Thay vào đó, mọi người có thể sử dụng các loại trà như trà hoa cúc, trà hoa tam thất, trà gừng mật ong, trà hoa nhài, trà cam thảo, trà saffron, trà lạc tiên. Hoặc uống trà tâm sen, trà táo đỏ kỷ tử, sữa hạnh nhân, sinh tố chuối, sữa ấm, nước ép anh đào,… 

Bị mất ngủ có khỏi được không?

Bị mất ngủ sau sinh có khỏi được không? Câu trả lời là có. Chứng khó ngủ sau sinh hoàn toàn có thể điều trị được nếu bạn tới bệnh viện thăm khám và tìm ra nguyên nhân, cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần kiên trì thực hiện các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, cố gắng suy nghĩ tích cực và nghỉ ngơi hợp lý. 

Mất ngủ, khó ngủ sau sinh kéo dài khoảng bao lâu?

Mất ngủ sau khi sinh mổ hay sinh thường có thể kéo dài trong vài tuần, vài tháng, thậm chí là trong cả năm đầu khi trẻ vừa chào đời. Được biết, vấn đề này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ, sức khỏe thể chất, tâm lý cũng như các biện pháp mà bạn áp dụng có hiệu quả hay không. 

Khó ngủ sau sinh thường xuyên có gây trầm cảm không?

Tình trạng không thể ngủ được sau sinh, nếu kéo dài không chỉ làm cơ thể suy nhược mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần. Bởi nếu bị mất ngủ quá nhiều, chị em sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, cảm thấy bực bội, dễ cáu gắt. Khi tâm trạng không ổn định, bị khó chịu sẽ hay có những suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực. Về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn tới trầm cảm và làm gia tăng những hành động thiếu kiểm soát. 

Nhìn chung, mất ngủ sau sinh là một vấn phổ biến và cần được điều trị sớm. Trong trường hợp dù đã cố gắng cải thiện bằng nhiều phương pháp tại nhà nhưng vẫn không thể ngủ ngon, bạn nên tới bệnh viện thăm khám để được hỗ trợ, điều trị. Đồng thời nên san sẻ việc chăm con với các thành viên trong gia đình để có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hơn. 

Xem thêm:

Ngày đăng 11:00 - 25/05/2023 - Cập nhật lúc:11:24 sáng
Bài viết khác

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn